Chính thức tiêm vắc-xin sởi- rubella miễn phí cho trẻ dưới 18 tháng tuổi
Những trẻ dưới 18 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi vắc-xin sởi- rubella phối hợp thay cho mũi vắc-xin xin sởi đơn như hiện hành.
9 học sinh nhập viện sau khi tiêm vắc-xin sởi, rubella
Phân biệt các biểu hiện sau tiêm vắc-xin
GS.TS. Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký quyết định phê duyệt lịch tiêm chủng vắc-xin sởi- rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trẻ em dưới 18 tháng tuổi được tiêm sở- rulella miễn phí
Theo quyết định, tiêm ngừa vắc-xin sởi- rubella tại trạm y tế xã phường sẽ như một vắc-xin tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18 tháng tuổi.
Ngoài ra, lịch tiêm chủng mũi vắc-xin sởi sẽ có thay đổi. Trẻ sẽ được tiêm mũi vắc-xin ngừa sởi vào thời điểm 9 tháng tuổi, và thời điểm 18 tháng tuổi. Những trẻ này cũng được tiêm mũi vắc-xin sởi- rubella phối hợp thay cho mũi vắc-xin xin sởi đơn như hiện hành. Quyết định cho phép triển khai từ tháng 5-2015.
PGS.TS.Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cho biết, đây là vắc -xin thứ 12 được đưa vào tiêm chủng thường xuyên (được miễn phí) ở Việt Nam.
Theo ông Phu, bệnh sởi bùng phát rất nhanh. Những người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa mắc đều có khả năng mắc bệnh. Hiện bệnh sởi và rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc xin sởi - rubella là cách duy nhất phòng bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin có thể đạt tới 95%.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ Y tế không ghi dịch bệnh sởi, rubella tại Việt Nam mặc dù dịch sởi vẫn đang được ghi nhận tại các nước các phát triển như Mỹ, Canada và một số nước khu vực Châu Âu thời gian qua.
Hiện nay, vắc-xin sởi đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Để đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là tới năm 2017 loại trừ được bệnh sởi.
Đối với rubela, mặc dù ở trẻ em bệnh thường nhẹ, ít biến chứng, nhưng bệnh lại rất nguy hiểm đối với người mang thai. Nếu phụ nữ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, đẻ non; trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển... thậm chí đa dị tật.
“Bệnh sởi và rubella hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc-xin sởi, rubella là cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh 2 bệnh này”, PGS.TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, GS Đặng Đức Anh chia sẻ, trong năm 2015, Bộ Y tế sẽ đưa thêm vắc-xin sởi – rubella vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18 tháng tuổi với mục tiêu đạt tỉ lệ trên 90%.
Ngoài ra, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ triển khai tiêm vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV) chotrẻ dưới 1 tuổi. Dự kiến sẽ áp dụng từ quý IV/2015. Theo đó, mỗi năm sẽ có gần 1,7 triệu trẻ được tiêm vắc-xin này.