Chia sẻ "quá nhạy" trên Facebook làm giảm khả năng đọc hiểu

Theo một nghiên cứu gần đây, việc chia sẻ trên mạng xã hội (MXH) như Facebook, Twitter và Weibo có thể ảnh hưởng khả năng đọc hiểu của người dùng.

Phát hiện này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu từ ĐH Bắc Kinh và ĐH Cornell thực hiện một nghiên cứu về những người sử dụng Weibo, MXH của Trung Quốc tương tự như Twitter.

Hai nhóm học sinh được yêu cầu đọc 40 bài đăng trên Weibo về cùng một chủ đề. Sau đó, họ thực hiện cùng một bài kiểm tra về khả năng đọc hiểu. Kết quả là nhóm được repost (đăng lại) các bài viết đã làm bài tệ hơn nhóm không chia sẻ. Chính người dùng MXH cũng cho rằng việc repost các bài đăng đã chứng minh rằng họ không hoàn toàn hiểu những gì họ chia sẻ.

Trong bài báo mang tên "Liệu MXH có làm cho chúng ta trở nên "nông cạn"?", các nhà nghiên cứu cho biết: “Chức năng phản hồi ý kiến thúc đẩy cá nhân phản xạ nhanh chóng, thay vào đó dành thời gian cân nhắc và tích hợp nội dung thông tin mà họ nhận được”.

Chia sẻ "quá nhạy" trên Facebook làm giảm khả năng đọc hiểu - 1

Ngày nay, mạng xã hội có thể dễ dàng được truy cập trên cả smartphone và các thiết bị công nghệ khác.

Trong một thử nghiệm khác với định dạng tương tự, nhóm được tùy ý chia sẻ bài viết cũng thể hiện kém hơn trong bài kiểm tra đọc hiểu sau đó. “Khi chúng ta repost và chia sẻ thông tin với những người khác, chúng ta vô tình tăng thêm gánh nặng cho não bộ và điều này cản trở việc nắm bắt thông tin và khả năng tiếp thu” - các nhà nghiên cứu cho hay.

Phát hiện này đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về tầm ảnh hưởng của công nghệ Internet vào việc đọc và học tập.

Theo nhà thần kinh học Christian Jarrett, nghiên cứu cho thấy “việc dành thời gian lên MXH ngay trước khi làm việc có lẽ là một ý tưởng tồi”.

“Khi một người làm việc đa nhiệm bằng cách này, họ không thực sự làm cả hai việc cùng lúc. Họ chỉ đang chuyển đổi qua lại giữa hai công việc. Điều này thậm chí làm giảm hiệu suất với cả hai nhiệm vụ và gây cản trở khả năng tiếp thu”.

Ví dụ như sử dụng Twitter trước khi làm bài tập về nhà sẽ làm giảm khả năng làm tốt các bài tập.

Tuy nhiên, những phát hiện trên không có nghĩa là MXH gây hại với chúng ta. Chúng ta cần phải biết sử dụng chúng một cách thông minh để đạt được lợi ích và tránh đi những mặt tiêu cực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Huyền (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN