Chỉ cần 1-2 ly nước là kiểm tra nhanh được cà phê nguyên chất hay có độc chất

Sự kiện: Thực phẩm bẩn

Thông tin cà phê trộn tạp chất làm người tiêu dùng hoang mang vì sợ dùng phải thức uống độc hại. Nhưng chỉ cần 2 ly nước là loại bỏ được mối lo này để thưởng thức ly cà phê nguyên chất.

Chất độc trong cà phê trộn pin rất nguy hiểm

Trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, để thu lợi bất chính, gian thương từ khi rang xay thành phẩm đã độn thêm ngô, đậu vào cùng rang với hạt cà phê rồi xay chung. Sau đó sẽ thêm các phụ gia như phẩm màu, bơ, dầu công nghiệp, caramen... để tạo độ nồng, tăng hương thơm. Ngô, đậu bị rang cháy đen ở nhiệt độ cao sẽ phát sinh ra độc tố, có khả năng gây ung thư cao.

Mới đây, cơ quan chức năng phát hiện thêm vụ gian thương đầu độc người tiêu dùng là trộn bột lõi pin vào hỗn hợp hạt cà phê loại thải, vỏ cà phê – ngô – đậu… bán ra thị trường. Thứ chất bột màu đen trong lõi pin đó hòa với nước, nhuộm cà phê, rồi rang, xay, đóng gói bán ra thị trường.

Hậu quả việc làm gian dối này ảnh hưởng khôn lường tới sức khỏe con người, bởi trong pin chứa nhiều kim loại nặng cực độc (như chì, thủy ngân, kẽm, mangan, asen... và chất kết dính. Những chất kim loại nặng này tích lắng trong cơ thể gây bệnh lý nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người. Nặng thì có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn tới tử vong.

Cụ thể, nếu bị ngộ độc thủy ngân, có biểu hiện vị kim loại nặng trong cổ họng, đau bụng, nôn, lợi có những chấm đen, dễ bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày chết vì suy thận. Bị ngộ độc cấp bởi asen (thạch tín) sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch tim đập yếu, nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái. Còn bị nhiễm độc chì cấp tính do ăn uống lúc đầu có thể thấy vị ngọt, rồi chát, có cảm giác nghẹn ở cổ, chảy máu thực quản và dạ dày, nôn ra chất trắng (nếu là chì clorua) đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân đen (nếu là chì sunfua), mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong.

Cơ thể khi bị ngộ độc mạn tính dễ nguy hiểm tính mạng do nhiều lần ăn uống phải thức ăn, đồ uống có hàm lượng tố kim loại nặng tích lắng lâu trong gan ruột, thận, dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan đó, da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau mắt, đau tai, hơi thở hôi, sưng lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai, có asen trong nước tiểu… gây yếu dần và kiệt sức, khiến người chưa bệnh sẽ bị bệnh, còn người đã bị bệnh thì chết nhanh hơn.

Chỉ cần 1-2 ly nước là kiểm tra nhanh được cà phê nguyên chất hay có độc chất - 1

Ảnh minh họa.

Cách phân biệt bột cà phê nguyên chất

Trước những thông tin "cà phê bẩn" khiến người dân hoang mang, nhiều người sành cà phê đã chia sẻ cách nhận biết cà phê nguyên chất và cà phê có lẫn tạp chất và bột của chúng để bỏ tiền sẽ được thưởng thức cà phê đích thực.

Cụ thể là khi mua cà phê, đầu tiên cần xem thương hiệu mới hay cũ, có được ưa chuộng không? Tốt nhất nên mua cà phê tại vườn, đại lý phân phối cà phê chính hãng có uy tín.

Bột cà phê nguyên chất

Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, xốp, tơi, hầu như không kết dính. Trọng lượng bịch cà phê cùng thể tích to và nở hơn. Tháo bịch cà phê sẽ ngửi thấy mùi hương nhẹ nhàng, tự nhiên. Màu bột cà phê nguyên chất là màu nâu, độ sắc đồng đều. Sau khi pha, ly cà phê có màu nâu cánh gián. Cho nước đá vào sẽ lên màu hổ phách sóng sánh tuyệt đẹp.

Bột cà phê pha trộn tạp chất

Bột cà phê pha trộn tạp chất thường nặng hơn, không mịn tơi xốp và dễ vón dính. Mở bịch cà phê pha trộn tạp chất thấy mùi nồng, hương thơm do ngâm tẩm hóa chất phụ gia sẽ đậm đặc hơn do khi pha thêm phụ gia để có hương cà phê sẽ có ẩm độ cao và giữ nước khi rang xay. Màu ngô, đậu rang trộn với bột cà phê sẽ có lẫn màu đen cháy sém. Ly cà phê tạp chất màu đen sì, độ đậm đặc sền sệt, giá rất rẻ so với cà phê xịn.

Có thể nhận biết thêm về cà phê "bẩn" và sạch qua hình dưới đây:

Chỉ cần 1-2 ly nước là kiểm tra nhanh được cà phê nguyên chất hay có độc chất - 2

Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Ngoài ra, còn có cách kiểm tra cà phê chuẩn nhanh gọn bằng 2 ly nước

Theo Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải (ông già Ozon, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hoá điện hoá), có thể kiểm tra nhanh xem bột cà phê xịn, hay trộn tạp chất bằng cách dùng 2 ly nước:

Lấy 2 ly nước bình thường, mỗi ly cho 1 - 2 muỗng cà phê của từng loại.

Ly nào có cà phê nổi lâu trên mặt nước thì là cà phê nguyên chất. Đó là do bột cà phê nguyên chất rất xốp và nhẹ, khi thả vào nước lạnh sẽ ngấm vào bột cà phê nguyên chất dần dần. Nếu pha cà phê nguyên chất vào phin cần 1-2 phút nước mới ngấm và xuống nước một cách chậm rãi.

Cốc có bột cà phê nhanh chìm xuống phía đáy ly thì là cà phê pha trộn tạp chất nên có tỷ trọng nặng hơn. Đó là do bột có các loại tạp chất ngậm nước nhanh nên chìm nhanh hơn cà phê nguyên chất.

Chỉ cần 1-2 ly nước là kiểm tra nhanh được cà phê nguyên chất hay có độc chất - 3

Ảnh: Internet

Có đặc điểm cơ bản của cà phê nguyên chất cần nhớ là:

Màu cà phê nguyên chất cả khi pha thật đậm đặc thì nước vẫn có màu nâu đậm (màu cánh gián). Thủy trạng của nước cà phê loãng.

Màu cà phê pha trộn tạp chất dù pha ít cũng sẽ ra nước màu đen. Thủy trạng nước sệt sệt như bị keo lại.

Về việc dùng pin nhuộm đen vỏ cà phê nhiều người chưa hiểu là nhằm mục đích gì, mà chỉ biết trước đây có việc dùng xác cau bỏ vào để tăng độ đắng, tăng cafein cho cà phê. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho hay, bột pin vỏ cà phê và các loại hạt muốn nhuộm đen thì phải dùng đến chất kết dính, và thứ kết dính có trong lõi pin là rẻ và bám hạt nhất nên người làm ăn phi pháp dùng mà không cần biết đến hậu họa khủng khiếp của những kim loại nặng, nhưng độc chất có trong lõi pin. Còn người tiêu dùng thì rất khó nhận biết bởi tất cả các loại hạt và pin sau khi nhuộm đen đã bị nghiền thành bột.

Vì vậy, trước khi uống cà phê chỉ cần thử cho cà phê vào ly nước. Nếu là cà phê thật sẽ nổi, còn là cà phê nhuộm pin với chất kết dính tỉ trọng nặng hơn, chúng không tan trong nước nên sẽ nhanh chìm xuống. Lưu ý là cách thử này chỉ làm được với 2 ly nước, không nên kiểm tra khi đã cho cà phê vào phin, vì sẽ không chính xác.

Uống cà phê trộn bột pin nguy hiểm như thế nào?

Liên quan đến 3 tấn cà phê bị nhuộm đen bằng bột pin mới được phát hiện, các chuyên gia cho biết, loại cà phê này ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà (Gia đình & Xã hội)
Thực phẩm bẩn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN