Chế độ thai sản 2019 có điểm mới có lợi cho người lao động

Sự kiện: Sống khỏe

Chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con là một vấn đề quan trọng. Cách tính chế độ thai sản 2019 có nhiều điểm mới so với năm 2018 do từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ bản được tăng lên nên mức tiền trợ cấp thai sản cũng tăng theo.

Tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.

Vì vậy từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ bản sẽ chính thức tăng lên nên mức trợ cấp thai sản với những người sinh con từ thời điểm này cũng sẽ được tăng theo.

Cụ thể một số thay đổi về tiền thai sản năm 2019 như sau:

Tiền chế độ thai sản tăng thêm 200.000 đồng/tháng

Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nữ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 78/2018/NĐ-CP), tức tiền trợ cấp thai sản của lao động nữ là 2,78 triệu đồng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ chính thức tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, kể từ thời điểm này, lao động nữ sinh con sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản là 2,98 triệu đồng/tháng; tăng 200.000 đồng so với hiện nay.

Chế độ thai sản 2019 có điểm mới có lợi cho người lao động - 1

Ảnh minh họa

Tiền dưỡng sức sau sinh tăng thêm 30.000 đồng/ngày

Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, khi mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 được điều chỉnh tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ cũng tăng lên đáng kể.

- Trước ngày 1/7/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 417.000 đồng/ngày;

- Từ ngày 1/7/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.

Chế độ thai sản của chồng

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội: Lúc này nếu vợ sinh con, người chồng được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Ngoài ra, chồng đóng BHXH khi vợ sinh con thì cũng được nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày cho phép theo chế độ thai sản.

Cụ thể số ngày nghỉ như sau:

- Nghỉ 5 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường;

- Nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;

- Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Choáng với khoản chi trả hơn 4,7 tỷ đồng bảo hiểm y tế

Anh Nghiêm là một trong những bệnh nhân được BHYT trả mức cao nhất trong vòng 10 tháng đầu năm 2018 là 4,7 tỷ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.N ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN