Cháy hàng khẩu trang để phòng virus Corona: Bộ Y tế nói gì?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Những ngày qua, việc khẩu trang y tế và nước sát khuẩn bị đẩy giá lên gấp nhiều lần, thậm chí cháy hàng đã khiến nhiều người dân lo lắng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh (tại Việt Nam đã ghi nhận 8 ca dương tính với virus Corona), người dân đang tìm cách ứng phó và dự phòng bằng cách đeo khẩu trang và rửa tay.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang “cháy” hai mặt hàng này, thậm chí tại chợ thuốc lớn nhất Hà Nội - Hapulico còn treo tấm biển thông báo “Không bán khẩu trang" khiến tì vật tư để phòng dịch ngày càng khan hiếm.

Ngay sau khi bị kiểm tra và xử phạt, chợ thuốc tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường. Điểm khác thường so với trước đó là các quầy thuốc đồng loạt đặt biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay”.

Ngay sau khi bị kiểm tra và xử phạt, chợ thuốc tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường. Điểm khác thường so với trước đó là các quầy thuốc đồng loạt đặt biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay”.

Trước tình trạng khan hiếm vật tư y tế cho phòng dịch, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế.

Thưa ông, người dân đang phản ánh tình trạng khan hiếm khẩu trang, nước rửa tay để dự phòng virus Corona, vậy Bộ Y tế đã có giải pháp gì?

Thực tế ghi nhận thời gian qua tại một số nơi có hiện tượng đầu cơ, tích trữ vật tư y tế gây khan hiếm ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân và công tác phòng chống dịch bệnh.

Hiện, Vụ trang thiết bị và Công trình y tế đang đốc thúc các đơn vị nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, do sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên các đơn vị gặp khó khăn do nhân công chưa hoạt động.

Bên cạnh đó, đa số nguyên liệu sử dụng cho sản xuất khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi trong tình hình hiện nay Trung Quốc bùng phát mạnh mẽ dịch, họ cũng giữ nguyên liệu để dùng trong nước.

Chúng tôi đang yêu cầu doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng và đưa vào sản xuất ngay. Do vậy, trong thời gian tới, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ cung ứng ra thị trường lượng khẩu trang cần thiết đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Ngoài khẩu trang y tế và nước rửa tay, Bộ Y tế có giải pháp gì cho các vật tư khác như (máy thở) nếu dịch bùng phát?

Ngoài khẩu trang y tế, về đáp ứng trang thiết bị y tế đáp ứng phòng chống dịch, Vụ trang thiết bị và Công trình y tế đã đề nghị các đơn vị nhập khẩu máy thở, monitor trong trường hợp khẩn để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch dịch, đáp ứng theo các cấp độ của kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế.

Với một số cơ sở kinh doanh thiết bị y tế tự ý tăng giá, “chặt chém” hưởng lợi trước mắt, Bộ Y tế sẽ làm gì để đảm bảo quyền lợi cho người dân?

Trước thực tế một số cơ sở trục lợi trong khi dịch bệnh đang xảy ra, Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý thị trường tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ thu mua, đẩy giá lên cao của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Còn với doanh nghiệp sản xuất, để ngăn chặn tình trạng gom hàng, đẩy giá lên cao, chúng tôi đang trao đổi với Vụ Kế hoạch, tài chính và các sở y tế để có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định, nếu sai sẽ bị xử lý theo chế tài của các văn bản luật hiện hành.

Chúng tôi cũng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá khẩu trang, quần áo chống dịch, kính bảo hộ; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá hoặc xuất bán khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh hoành hành như hiện nay, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng, đạo đức kinh doanh, không được nâng giá, trục lợi trong các hoạt động cung ứng phòng chống dịch.

Còn với các hiệu thuốc bán lẻ đang đẩy giá khẩu trang và nước rửa tay lên cao, Bộ Y tế sẽ xử lý ra sao, thưa ông?

Với các hiệu thuốc lẻ- nơi đang tự ý đẩy giá khẩu trang lên cao, trách nhiệm thanh, kiểm tra xử lý vi phạm thuộc về thanh tra các sở y tế địa phương và như theo tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Nếu hiệu thuốc nào tự ý tăng giá bán khẩu trang có thể ngay lập tức bị rút giấy phép kinh doanh.

Tôi cho rằng với những động thái quyết liệt nêu trên của Chính phủ, Bộ Y tế, bản thân các doanh nghiệp cũng đẩy nhanh nhịp độ sản xuất kinh doanh trong những ngày tới, tình trạng gom hàng, tăng giá trục lợi các sản phẩm vật tư y tế của các cơ sở sẽ giảm đáng kể.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân do vậy, hơn lúc nào hết, các tổ chức, doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, tôi cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang đúng cách.

Xin cảm ơn ông!

Nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cầu cứu Bộ Y tế

Chiều ngày 3/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và đại diện các bộ, ngành như Cục Quản lý Thị trường, Cục Cảnh sát môi trường y tế... đã đến làm việc tại một số đơn vị sản xuất khẩu trang y tế trên địa bàn Hà Nội trong việc phục vụ phòng chống dịch nCoV.

Đại diện Công ty Cổ phần Tanaphar cho biết, quy mô sản xuất của doanh nghiệp đạt 70.000 chiếc khẩu trang ngày. Từ ngày mùng 6 Tết đến nay, các công nhân của công ty đang làm việc hết công suất 24/24h để đẩy nhanh tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của đơn vị sản xuất khẩu trang là tìm nguồn nguyên liệu.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của đơn vị sản xuất khẩu trang là tìm nguồn nguyên liệu.

Tại Công ty Cổ phần Đại Uy, đại diện nhà sản xuất cho biết, đối với việc sản xuất khẩu trang thì quan trọng nhất là màng lọc, hiện còn khoảng 6 tạ nguyên liệu màng lọc, nếu các máy hoạt động hết công suất 3 ca/ ngày thì quy mô sản xuất đạt khoảng gần 100 ngàn chiếc / ngày. Tuy nhiên, theo đại diện công ty nếu đúng theo tiến độ này thì khoảng trong 10 ngày nữa sẽ hết nguyên liệu để sản xuất

Hiện công ty đang liên hệ tìm nguồn nguyên liệu tại phía Nam, tuy nhiên không biết có mua được nguyên liệu hay không. Đối tác hứa sẽ sớm cũng cấp 5 tấn nguyên liệu.

“Công ty hiện vẫn bán khẩu trang 3 lớp vẫn bán 30.000đ/ hộp, 50 chiếc khẩu trang như trước đây, không hề tăng giá. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đầu cơ, công ty chỉ bán cho mỗi nhà thuốc thu mua tối đa 50 hộp, mỗi người dân đến mua chỉ bán tối đa 10 hộp”- ông Lê Xuân Hiền- Giám đốc công ty Cổ phần Đại Uy cho biết

Cả hai đơn vị đều cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Do đó, cả hai đơn vị mong muốn được hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu để tăng cường sản xuất hết công suất. Đồng thời các đơn vị cũng đề xuất, được xem xét giá xuất bán điều chỉnh tăng theo giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong nước về việc thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, hiện nay Bộ Công thương đang liên hệ tìm nguồn nguyên liệu tại các thị trường Nam Phi, Ai Cập, Ấn Độ... để cung ứng đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, bản thân các đơn vị cũng cần nỗ lực, cố gắng, chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời thực hiện chặt chẽ việc cung ứng, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, hiện nay báo cáo của các nhà sản xuất trong nước cho thấy quy mô sản xuất mỗi ngày trung bình khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang.

Do đó với tiến độ sản xuất như hiện nay, nguồn cung ứng sẽ ổn định, như vậy sớm sẽ không còn tình trạng đầu cơ và khan hiếm khẩu trang.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại dịch virus Corona: Đeo khẩu trang chồng lên nhau có chặn được virus?

Nhiều người hoang mang, lo lắng, đeo một lúc rất nhiều khẩu trang với hi vọng sẽ phòng được virus Corona.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN