Chất chống gỉ sét làm yếu tinh trùng

Sự kiện: Sinh lý nam giới

Việc người mẹ tiếp xúc với các loại “hóa chất tồn tại vĩnh viễn” trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến con trai của họ bị yếu tinh trùng.

Theo The Guardian, một nghiên cứu mới của Đan Mạch phát hiện rằng việc người mẹ tiếp xúc với "hóa chất vĩnh viễn" PFAS độc hại trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh trùng của đứa con sau này.

Đồng tác giả công trình nghiên cứu Sandra Søgaard Tøttenborg, làm việc tại Bệnh viện ĐH Copenhagen - Đan Mạch, cho biết các chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) gây rối loạn nội tiết tố, sự phát triển của thai nhi và sự phát triển tinh hoàn thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bà Søgaard Tøttenborg nói: "Việc người mẹ tiếp xúc với các chất bắt chước và can thiệp vào các hormone liên quan có thể làm giảm chất lượng tinh dịch của đứa con sau này".

Việc người mẹ tiếp xúc với "hóa chất vĩnh viễn" PFAS độc hại trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh trùng của đứa con sau này. Ảnh: Science Photo Library RF

Việc người mẹ tiếp xúc với "hóa chất vĩnh viễn" PFAS độc hại trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh trùng của đứa con sau này. Ảnh: Science Photo Library RF

PFAS là tên gọi một nhóm khoảng 12.000 hóa chất dùng để sản xuất các sản phẩm có khả năng chống nước, chống gỉ sét và cách nhiệt. Chúng được gọi là "hóa chất vĩnh viễn" vì tích tụ trong con người, môi trường và không tự nhiên phân hủy.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, là một trong những tác nhân gây ung thư, dị tật bẩm sinh, các chứng bệnh về gan, thận và làm suy giảm khả năng miễn dịch.

Các chuyên gia kiểm tra đặc điểm tinh dịch và hormone sinh sản ở 864 nam thanh niên Đan Mạch được sinh ra bởi những phụ nữ mang thai 1-3 tháng trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2002.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu kỹ hai hợp chất PFAS và đánh giá mức độ phơi nhiễm trong thời kỳ đầu mang thai - được xem là "thời kỳ phát triển chính" của cơ quan sinh sản nam.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra máu của các bà mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tìm thấy 7 trong số 15 hợp chất PFAS có nồng độ đủ lớn.

Với nhóm các bà mẹ có mức độ phơi nhiễm cao hơn, con trai của họ khi trưởng thành có số lượng tinh trùng thấp hơn, mức độ tinh trùng bất động tăng cao, có nghĩa là tinh trùng của họ không bơi.

Ngoài ra, số lượng tinh trùng không tiến triển, hay tinh trùng không bơi thẳng hoặc bơi vòng tròn, cũng cao hơn. Tất cả các vấn đề trên đều có thể dẫn đến vô sinh.

Các chất hóa học phổ biến ước tính có trong 98% máu của người Mỹ. Chúng có thể vượt qua hàng rào nhau thai và tích tụ trong bào thai đang lớn. Một phân tích gần đây của 40 nghiên cứu về máu cuống rốn từ khắp nơi trên thế giới cho thấy PFAS hiện diện trong tất cả 30.000 mẫu được kiểm tra chung.

"Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng trên toàn thế giới, thường là vì những lý do không rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi lý giải một phần cho bài toán đó. Điều quan trọng là khi càng hiểu rõ, chúng ta sẽ càng có nhiều biện pháp để ngăn chặn" - bà Søgaard Tøttenborg kết luận.

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Quan điểm Sức khỏe Môi trường hôm 28-9.

Nam giới mắc ung thư có nên lưu trữ tinh trùng?

Ung thư và cách điều trị của nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới lớn tuổi, vì vậy người bệnh vẫn muốn có con có thể nghĩ đến việc lưu trữ tinh trùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Thu ([Tên nguồn])
Sinh lý nam giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN