Chàng trai trẻ đau bụng, nôn mửa rồi tử vong chỉ sau 1 ngày
Vì một chẩn đoán nhầm, bác sĩ đã không phát hiện ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh chàng trai này mắc phải.
Trang Sohu đưa tin, có một chàng trai giấu tên ở Trung Quốc đến bệnh viện khám trong tình trạng “đau dạ dày, có nôn một lần vào buổi sáng”. Khi bác sĩ Mã hỏi bệnh tình, anh chỉ vào khu vực vòng tròn quanh rốn rồi nói “đau âm ỉ chỗ này, bắt đầu từ đêm qua và cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào sáng nay”.
Sau đó, bác sĩ Mã hỏi cặn kẽ bệnh nhân nôn ra thứ gì, anh trả lời: “2 cái bánh vào bữa sáng và nó không tiêu”.
Bác sĩ Mã tiếp tục hỏi có khó chịu gì không như chướng bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, khó thở. Anh trả lời: “Không chướng bụng lắm nhưng tôi nghĩ chắc là đau dạ dày, tiêu chảy cũng không có”.
Bác sĩ chỉ vào bụng bệnh nhân rồi nói đây là tình trạng đau bụng chứ không phải đau dạ dày, cần phân biệt rõ. Không phải tất cả những cơn đau bụng đều là những cơn đau dạ dày.
Bệnh nhân nói mình không có tiền sử viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, sỏi mật… Anh còn nói mình bình thường rất khỏe mạnh, thường xuyên tập thể dục, đá bóng.
Bác sĩ ấn nhẹ vùng bụng bệnh nhân, không có hiện tượng căng tức bụng hay chướng bụng, không có dấu hiệu của viêm phúc mạc cấp tính. Đau bụng và nôn mửa ở người trẻ đa phần là viêm dạ dày ruột cấp tính, nhưng cũng cần loại trừ viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy, tắc ruột, thủng đường tiêu hóa, sỏi thận…
Bác sĩ nhanh chóng loại trừ các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau bụng. Bệnh nhân không có tiền sử sỏi mật, không ăn quá no trong thời gian gần đây.
Tiếp theo đó, bác sĩ yêu cầu siêu âm và chụp CT ổ bụng nhưng không phát hiện có gì bất thường. Ban đầu, bác sĩ nhận xét tình trạng của bệnh nhân giống bệnh viêm dạ dày ruột thông thường và kê đơn thuốc uống chống co thắt.
Bác sĩ cũng đồng ý viết giấy cho bệnh nhân nghỉ phép 3 ngày, còn dặn rằng bệnh viêm dạ dày ruột không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng.
Cuối cùng, sau khi trả tiền và nhận thuốc, phải mất gần 1 tiếng sau bệnh nhân mới uống thuốc và tình trạng đau bụng mới thuyên giảm chút ít.
Bệnh nhân đột ngột qua đời vào ngày hôm sau
Hôm sau, bác sĩ Mã tới bệnh viện đã thấy phòng cấp cứu đang náo loạn. Có vài người đứng trước cửa phòng cấp cứu, đi qua đi lại, trong đó một người phụ nữ khoảng 50 tuổi đang khóc đỏ cả mắt.
Là một bác sĩ cấp cứu, những tình huống này đều quá quen thuộc.
Một y tá vội vàng chạy tới: “Bác sĩ, anh đến rồi. Người đang ở phòng cấp cứu nghe nói hôm qua tới đây khám nhưng sáng nay người nhà phát hiện anh ta đã chết”.
Trước khi lời của cô y tá nói xong, tim của bác sĩ Mã như thắt lại ngay lập tức. “Bệnh nhân nào? Cô nói lại xem”.
“Bệnh nhân là một thanh niên ngoài 20 tuổi”, cô y tá thì thầm.
Ngay lúc đó, bác sĩ Mã choáng váng. Trong lòng ông vô cùng lo lắng, dù làm trong phòng cấp cứu nhiều năm, chứng kiến bao tình huống nhưng chưa bao giờ lại lo lắng như hôm nay.
Ông gạt đám đông sang một bên và chen vào phòng cấp cứu.
Một nam bệnh nhân trẻ đang nằm trên giường cấp cứu, mặt không còn chút máu, vài đồng nghiệp thay nhau ép ngực, đặt nội khí quản, nối máy thở, bên cạnh có một máy khử rung tim lộn.
Đây là thanh niên bị "viêm dạ dày ruột" ngày hôm qua.
Đầu óc của bác sĩ Mã trở nên trống rỗng ngay lập tức.
“Tiêm thêm adrenaline”, trưởng khoa cấp cứu đang chỉ đạo cứu lúc này mày nhíu lại, môi khô khốc.
Nếu ngừng nhấn, màn hình điện tâm đồ là một đường thẳng.
Sau nhiều đợt cấp cứu không thành công, bác sĩ lúc đó giải thích với người nhà bệnh nhân, cho rằng việc cấp cứu không hiệu quả và bệnh nhân đã tử vong.
Ngay khi giấy báo tử được đưa ra, người nhà bật khóc, cả khoa cấp cứu trở nên ồn ào và náo loạn.
Cuối cùng, bác sĩ Mã phát hiện bệnh nhân trở về nhà vào đêm hôm đó, tình hình đã ổn, nửa đêm lên cơn tức ngực, khó chịu.
Sáng sớm, cha mẹ gọi con trai dậy nhưng không có hồi đáp, có lẽ chàng trai này đã tử vong rồi. Cha mẹ bệnh nhân hốt hoảng vội gọi cảnh sát, gọi xe cấp cứu đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ trực lao vào cấp cứu nhưng tất cả đã quá muộn.
Đây là một việc lớn. Người nhà cho rằng, bác sĩ Mã hôm qua phải chẩn đoán nhầm, dùng sai thuốc dẫn đến tử vong cho con trai mình nên yêu cầu giải trình. Cuối cùng một cuộc khám nghiệm tử thi đã được thực hiện.
Kết quả khám nghiệm tử thi: Viêm cơ tim do virus.
Bác sĩ Mã cho biết, mình đã từng chứng kiến nhiều trường hợp viêm cơ tim do virus, nhưng đây là lần đầu tiên nó gây ra tử vong.
Trên phương tiện truyền thông thỉnh thoảng cũng có đưa tin nhưng đây là trường hợp lần đầu tiên bác sĩ Mã trải qua.
Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ tim do virus phụ thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương. Bệnh nhân nhẹ có thể không có triệu chứng, bệnh nhân nặng có thể bị sốc tim và đột tử.
Người thanh niên này đột ngột qua đời vào ban đêm có thể do sốc tim.
Hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng tiền căn của nhiễm virus từ 1 đến 3 tuần trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như sốt, mệt mỏi toàn thân và đau cơ, hoặc các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn và nôn. Sau đó có thể bị đau ngực, hồi hộp, khó thở, phù nề, thậm chí ngất xỉu và đột tử.
Hầu hết bệnh nhân bị viêm cơ tim do virus sẽ bị rối loạn nhịp tim, tức ngực, đánh trống ngực và các cảm giác khó chịu khác. Một số ít có các triệu chứng về đường tiêu hóa, hoặc không có triệu chứng gì cho đến khi bị “đòn chí mạng cuối cùng” và đột tử.
Bác sĩ Mã đã chuẩn đoán sai, ông đã không khám tim phổi của bệnh nhân và không tiến hành điện tâm đồ. Vì ông chưa bao giờ nghĩ đến nguyên nhân xuất phát từ tim phổi, cũng như các triệu chứng tiêu hóa do viêm cơ tim do virus. Bệnh nhân nói không có tức ngực, tức ngực, khó thở nên mới xảy ra sơ suất này.
Nguồn: [Link nguồn]
Ông Hoàng (Trung Quốc) năm nay 40 tuổi, là nhân viên chuyển phát nhanh.