Chân ngứa ngứa, có đường gân cần tới bệnh viện kiểm tra ngay
Các bác sĩ cho biết những đường gân nổi ở chân nhiều người nghĩ vô hại nhưng thực ra nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh hoạ.
Theo bác sĩ Trần Minh Thoại – Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô gần đây khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị lở loét chân, thậm chí hoại tử cả chân vì biến chứng của suy tĩnh mạch chi mà bệnh nhân không biết.
Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Th. L. 30 tuổi, quê Hà Nam đến bệnh viện khi chân đã tím đen và có vết hoại tử. Bệnh nhân L. cho biết nhiều năm nay chị bị các đường gân ở chân nổi lên và ngứa nhưng chị nghĩ do khi đẻ lúc tắm chị kỳ cọ mạnh và ở quê chị ai cũng nghĩ thế.Đến khi các đường ngoằn nghèo nổi lên càng nhiều chị L. càng thấy lạ nhưng vì không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ hơi mất thẩm mỹ nên vẫn sống chung với nó. Sau 1 thời gian bị tê chân cảm giác bì bì. Chị L. đi khám qua ở phòng khám bác sĩ kê thiếu canxi và bổ sung canxi, magie chứ không chẩn đoán suy tĩnh mạch. Chỉ đến khi tê bì càng nhiều kèm theo chân tím như quả mận với những vét loét hoại tử rất nhanh chị L. mới lên tuyến trên khám. Lúc này bác sĩ cho biết chị bị suy tĩnh mạch chi chứ không phải thiếu canxi hay do đẻ không kiêng.
Không riêng chị L, bác sĩ Thoại cho biết rất nhiều bệnh nhân vào viện với biến chứng nặng. Có rất ít người bệnh đến khám sớm để điều trị từ đầu. Chị Vũ Quỳnh Trang 42 tuổi, Hà Nội đến khám sớm khi những đường gân chân làm chị mất tự tin. Vô tình chị Trang đọc trên báo thấy chia sẻ về bệnh suy tĩnh mạch với các đặc điểm lâm sàng giống của mình nên chị đến bác sĩ khám và xin tư vấn. Sau một thời gian điều trị triệt để, bệnh suy giảm tĩnh mạch chân của chị Trang đã đỡ hơn rất nhiều.
Chị Trang kể đến viện thấy nhiều bệnh nhân bị hoại tử chân, hỏng chân vì những đường gân chân tưởng chừng đơn giản chị mới thấy mình may mắn biết bệnh sớm để điều trị khi chưa có biến chứng.
Bác sĩ Thoại cho biết suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính, bệnh thường diễn biến âm thầm nhiều năm, tùy từng trường hợp mà có biểu hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Bệnh nhân thường than phiền vì cảm giác nặng chân, nhanh mỏi chân khi đứng lâu, ngồi lâu; cảm giác căng tức bắp chân, nóng chân về chiều; chuột rút về đêm.
Triệu chứng của suy tĩnh mạch, theo bác sĩ Thoại thường thường bệnh nhân có cảm giác tê bì, ngứa chân, hoặc giãn tĩnh mạch ở 2 chân, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Có nhiều bệnh nhân lầm tưởng mình bị các bệnh về cơ xương khớp, hoặc thiếu canxi máu, thậm chí các bệnh lý về da liễu, dẫn đến điều trị không hợp lý.
Suy tĩnh mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng. Mặc dù bệnh ít khi gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên khi các triệu chứng tăng dần lên, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Khi máu lưu thông trong tĩnh mạch bị ứ lại sẽ dẫn đến loạn dưỡng da, tổ chức phần mềm ở chi dưới, dần dần làm thay đổi màu da, phù nề chi dưới, và dẫn đến loét chân.
Đây là biến chứng thường gặp nhất. Đặc điểm của vết loét do suy tĩnh mạch là loét lâu liền, chảy nhiều dịch, có thể bị nhiễm trùng. Nếu vết loét không liền trong 6 tháng thì bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư hóa tổ chức phần mềm tại chỗ loét.
Khi suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính đã tiến triển đến các giai đoạn nặng, bệnh nhân cần được cân nhắc điều trị bởi các phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu như can thiệp nhiệt nội mạch (sử dụng sóng có tần số radio hoặc sóng laser), tiêm xơ, hoặc phẫu thuật.
Nếu ăn kiêng để giảm cân thì đó không có vấn đề gì cả, nhưng khi cơ thể đột nhiên sút cân rất nhanh, hãy nghĩ ngay...