Cây xấu hổ trị động kinh, phong thấp

Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae; là dạng cây bò sát đất, thân cây có gai sắc nhọn, lá cây giống lá rau rút, hoa màu tím; cây mọc hoang khắp nơi.

Cây xấu hổ trị động kinh, phong thấp - 1

Cây xấu hổ

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ là một vị thuốc quý. Toàn cây gồm lá, thân và cả rễ đều được dùng làm thuốc. Khi thu hái, người ta nhổ cả rễ cây đem về rửa sạch, sau đó cắt ngắn, phơi khô làm thuốc (thân và rễ cây phơi riêng). Dân gian thường dùng để trị các bệnh: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, phong thấp tê bại, huyết áp cao...

Điều trị bệnh mất ngủ: Lá và dây xấu hổ phơi khô 15-20g, cây lạc tiên 20g, sắc nước uống hàng ngày. Duy trì uống liên tục trong 1 tuần.

Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh: Cây xấu hổ toàn cây (lá, thân và rễ phơi khô) 20g, cây câu đằng 10g, sắc nước uống trong ngày, nhất là lúc chuẩn bị đến cơn co giật (lưu ý, cây câu đằng không nên sắc kỹ).

Điều trị bệnh đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm: Lấy 200g rễ xấu hổ phơi khô, thái mỏng, tẩm với rượu gạo trong 1 tiếng. Sau đó, đem sao thơm. Chia làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phần. Dùng liên tục trong khoảng 1 tuần là có hiệu quả.

Thực hư cây chó đẻ là 'thần dược' chữa bệnh gan

Mệt mỏi, phát ban ngoài da sau khi uống rượu, anh T nghĩ mình bị nóng gan nên theo lời chỉ dẫn của ... người nhà, anh T đi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Báo Giao Thông
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN