"Cậu nhỏ" có vấn đề, nam thanh niên ở Hà Nội ôm hận chỉ vì một lần "trót dại"
Biết tin bạn gái mắc giang mai, nam thanh niên rất sốc, đi khám ngay nhưng lại chủ quan khi kết quả âm tính. 2 tháng sau, "cậu nhỏ" có vấn đề.
Bệnh nhân H, 30 tuổi, ở Sóc Sơn ( Hà Nội) tới bệnh viện khám trong tình trạng tiểu buốt kèm dịch. Anh chia sẻ cách đây 2 tháng anh có quan hệ tình dục với bạn gái nhưng không dùng bao cao su. Lúc đó, anh không biết bạn gái đang bị bệnh giang mai.
Sau đó khoảng 1 tuần, biết tin, anh rất sốc và đi khám ngay nhưng nhận kết quả âm tính. Tuy nhiên, nam thanh niên chủ quan, không đi kiểm tra lại. Cho tới khi xuất hiện tiểu buốt, tiểu rắt và chảy dịch, anh mới đi khám.
BS Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec - chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm và khám tổng quát các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Kết quả xét nghiệm của anh H dương tính với xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Sau đó, bác sĩ đã kê kê đơn, điều trị ngoại trú cho anh và hẹn tái khám.
Giải thích thêm về việc bệnh nhân 2 tháng sau mới phát hiện bệnh, BS Lan Anh chia sẻ giang mai có thể diễn biến thầm lặng nhiều năm mà không có triệu chứng gì gọi là giang mai kín. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3-90 ngày.
Điều này làm cho người mắc giang mai lầm tưởng mình đã khỏi bệnh, từ đó có quan hệ tình dục với vợ/bạn tình không sử dụng biện pháp an toàn, vô tình lây bệnh và thậm chí có thể thể lây truyền cho thế hệ sau (nếu vợ/bạn tình đang mang thai).
Biểu hiện của giang mai
Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai sẽ phải mất một khoảng thời gian để vào máu, sau đó mới tác động đến các vị trí tổn thương và gây ra các biểu hiện.
Dấu hiệu cảnh báo mắc giang mai
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
- Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.
- Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
- Các mảng trắng trong miệng.
- Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.
Để bảo vệ sức khỏe và hạn chế bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, chlamydia, viêm gan B, HIV,…), các cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe trước kết hôn; Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng, đồng thời thực hiện quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su).
Ngoài ra, không sử dụng vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng,… tránh trường hợp dịch nhầy, máu, mủ có xoắn khuẩn giang mai của người bệnh lây cho người lành.
Đối với trường hợp giang mai bẩm sinh, mẹ cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, nếu phát hiện giang mai thì không nên có kế hoạch mang thai. Mẹ đang mang thai bị giang mai cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp này mẹ cần sinh mổ để tránh lây nhiễm cho con.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe, trong đó có giang mai.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, mẹ mắc giang mai có thể lây truyền cho con trong thời kì mang thai, em bé sinh ra mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng gì trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não,…
Mẹ mắc giang mai thời kì mang thai có thể mắc biến chứng khác như: sẩy thai, thai lưu, đẻ non hay sinh con nhẹ cân,.. vì vậy phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm sàng lọc giang mai trong 3 tháng đầu và điều trị sớm để tránh biến chứng cho mẹ và con.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra ở nữ giới nhưng không đồng nghĩa với việc nam giới sẽ không mắc phải căn bệnh này.