Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch hầu

Sự kiện: Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

1. Đông y có chữa được bệnh bạch hầu không?

Sự kết hợp giữa đông y và tây y góp phần điều trị bệnh bạch hầu khá hiệu quả. Các bài thuốc đông y như: Huyền sinh bạch bôi thang, ngưu tất cam thảo, sinh địa huyền sâm thang được các thầy thuốc khuyên dùng.

2. Cách xử trí khi bị bạch hầu

Phát hiện và xử trí bệnh bạch hầu sớm là then chốt. Bệnh nhân cần nhập viện để điều trị và cách ly càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh diệt khuẩn kịp thời.

Bệnh nhân cần cách ly trong 10 -14 ngày, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Phát hiện sớm các biến chứng, xử trí kịp thời, chống tái phát và bội nhiễm.

Thuốc kháng độc tố bạch hầu (SAD - Serum Antitoxin Diphtheriae): Liều lượng SAD thay đổi từ 20.000 đến 100.000 đơn vị, tùy theo mức độ của tình trạng nhiễm độc, vị trí, kích thước của màng giả, thời điểm dùng thuốc sớm hay muộn. Thuốc được dùng một lần duy nhất bằng đường truyền tĩnh mạch trong 30 đến 60 phút (hoặc tiêm bắp).

Cần phải test nội bì trước khi tiêm để phòng bệnh nhân bị mẫn cảm với huyết thanh ngựa trong thuốc.

Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

3. Cách chăm sóc bệnh bạch hầu tại nhà

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh sớm và chăm sóc là rất quan trọng.

- Áp dụng đá lạnh hoặc khăn giấy ướt lạnh lên vùng da bị phát ban có thể giúp giảm đau và ngứa.

- Nếu bạn cảm thấy đau họng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và giảm sưng như paracetamol hoặc ibuprofen.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng với nước muối sinh lý có thể giúp giảm cảm giác đau và làm sạch miệng.

- Tránh uống rượu, hút thuốc lá, cafein và các chất kích thích khác có thể làm tăng triệu chứng ngứa và phát ban.

- Rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ, vừa sức.

- Theo dõi các triệu chứng của bệnh và báo cáo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu của sự suy giảm hoặc tình trạng khó chịu.

4. Bệnh bạch hầu có chữa khỏi được không?

Bệnh bạch hầu có chữa được vì hiện nay đã có thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn bệnh tiến triển vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến tim, thận và hệ thần kinh của bệnh nhân bất cứ lúc nào. 

Do đó, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị trực tiếp tại các cơ sở y tế lớn có đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại để nhanh phục hồi sức khỏe cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.5. Những lưu ý quan trọng đối với bạch hầu, nhất là trẻ em và người cao tuổi

Bạch hầu có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch, do đó việc phát hiện mắc bệnh, điều trị, chăm sóc cần nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn các biến chứng khôn lường, giảm tỷ lệ tử vong. 

Vì thế, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…

- Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.

- Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

- Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bạch hầu có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch, do đó việc phát hiện mắc bệnh, điều trị, chăm sóc cần nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn các biến chứng khôn lường, giảm tỷ lệ tử vong. Ảnh minh họa.

Bạch hầu có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch, do đó việc phát hiện mắc bệnh, điều trị, chăm sóc cần nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn các biến chứng khôn lường, giảm tỷ lệ tử vong. Ảnh minh họa.

6. Chi phí dự phòng và điều trị bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh hoàn toàn dự phòng được và dự phòng hiệu quả bằng vaccine. Trẻ em từ 2 tháng tuổi được yêu cầu phải tiêm vaccine có 5 thành phần kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu (vaccine 5 trong 1; hiện vaccine 5 trong 1 là vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, được nhà nước chi trả thay cho người dân); hoặc vaccine có 6 thành phần kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu (vaccine 6 trong 1; vaccine 6 trong 1 hiện nay là vaccine nhập khẩu có giá khoảng 900 000 – 1.000.000 đồng/liều).

Trẻ em tiền học đường và người lớn chưa có miễn dịch với bạch hầu hoặc tiêm vaccine bạch hầu không đầy đủ, hoặc tiêm vaccine bạch hầu đã lâu, được khuyến nghị tiêm vaccine có 4 kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu và kháng nguyên ho gà giảm liều (vaccine Tdap; đây là vaccine nhập khẩu có giá từ 500.000 – 600.000 đồng/liều); hoặc vaccine bạch hầu – uốn ván hấp phụ do Việt Nam sản xuất (vaccine Td, có giá khoảng 30.000 đồng/liều).

Chi phí để dự phòng bạch hầu luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị bạch hầu. Đặc biệt những trường hợp bạch hầu nặng phải sử dụng giải độc tố bạch hầu, can thiệp lọc máu, tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO)… thì chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Nguyễn Văn Thái ([Tên nguồn])
Bệnh bạch hầu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN