Câu chuyện xúc động về sự hồi sinh của cậu bé sau khi được “người lạ" hiến trái tim
Cán bộ y tế Trung tâm điều phối Quốc gia về bộ phận cơ thể người đã chia sẻ câu chuyện xúc động về hành trình điều phối ghép tạng xuyên Việt của Trung tâm.
Bên lề Lễ phát động cuộc thi viết về đề tài hiến ghép mô/tạng “Trao tặng yêu thương – Nối dài sự sống” diễn ra ngày 22/8 do Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) đã tổ chức, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết: “Trong số 11 ca điều phối ghép tạng xuyên Việt, chúng tôi rất tự hào chưa một lần nào bỏ phí nguồn tạng hiến và các ca ghép đều thành công”.
GS.TS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Cán bộ y tế Trung tâm điều phối Quốc gia về bộ phận cơ thể người đã chia sẻ câu chuyện xúc động về hành trình điều phối ghép tạng xuyên Việt của Trung tâm.
Ngày 14/6/2018, cuộc đời Phạm Văn Cơ (15 tuổi, ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) được hồi sinh khi em may mắn nhận được trái tim hiến tặng từ một thanh niên bị tai nạn giao thông không may chết não. Trái tim đã vượt qua hành trình hơn 700km từ Hà Nội vào Huế để đem sự sống cho Cơ.
Phạm Văn Cơ bị suy tim ở giai đoạn cuối. Gia đình đã đưa em đi điều trị khắp nơi, vào cả Sài Gòn để chạy chữa nhưng các bác sĩ cho biết, thời gian sống của em chỉ tính từng ngày, chỉ còn cách duy nhất là thay tim.
Được biết, bố của Cơ đã mất vì bị ung thư khi em mới được 7 tháng tuổi, anh trai lớn cũng đã qua đời khi mới 15 tuổi vì bị giãn cơ tim.
GS.TS Trịnh Hồng Sơn, cho biết, để chuẩn bị cho một ca ghép tạng, đội ngũ điều dưỡng phải chuẩn bị sẵn sàng từ vật tư y tế, dụng cụ phục vụ cho một ca phẫu thuật. Hai bàn mổ được thực hiện song song.
Đối với cán bộ y tế, mỗi lần có 1 sự sống được hồi sinh, đó chính là món quà tự thưởng cho sự nỗ lực của mình. Đây thực sự là những câu chuyện kỳ diệu đầy phép màu trong cuộc sống.
Một bàn mổ phục vụ cho việc lấy tạng từ cơ thể người cho sống hoặc người cho chết não, huy động hàng chục bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Sau khi lấy tạng ra khỏi cơ thể người hiến, tạng sẽ được phân tích kỹ trước khi ghép vào cơ thể người bệnh.
“Trong những trường hợp ghép phức tạp như ghép gan, ghép tim, chúng tôi phải huy động khoảng hơn 40 người. Đặc biệt, trong trường hợp lấy đa tạng và ghép đa tạng từ người cho chết não, mỗi 1 ca chúng tôi phải huy động hơn 100 người. Trong quá trình phẫu thuật, các ê kíp phải hỗ trợ nhau rất nhiều. Ca ghép vô cùng căng thẳng và cân não bởi chúng tôi cần phải thực hiện các ca ghép tạng để kịp thời gian vàng”, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho hay.
Ca ghép tim cho bệnh nhân Phạm Văn Cơ là 1 trong 6 ca điều phối tạng xuyên Việt trong thời gian qua.
Cuối cùng, nhờ có trái tim của một người hiến, cậu bé 15 tuổi đã được hồi sinh.
Ngày 8/8 vừa qua, cậu thiếu niên được ghép tim đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế đăng ký hiến tặng mô/tạng, nhân dịp bệnh viện thành lập Trung tâm ghép tạng.
Phạm Văn Cơ xin mẹ đăng ký hiến tạng. Bà Ánh, mẹ của Phạm Văn Cơ nói: 'Ngoại trừ trái tim, bộ phận nào của con cũng hiến được hết'.
"Hơn một năm trôi qua, mẹ con tôi vẫn không biết người hiến tim và gia đình của họ, chỉ biết đó là một người đàn ông ở Vĩnh Phúc. Mỗi ngày, tôi cầu nguyện cho gia đình anh ấy được an lành", bà Ánh nói.
Bà Ánh cũng đăng ký hiến toàn bộ mô tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế sáng 9/8 vừa qua.
Hai mẹ con Phạm Văn Cơ đã hoàn thành việc đăng ký hiến tạng, bà Ánh đưa con trai đi tái khám. Hiện nay, sau một năm sức khỏe của Cơ tốt, trái tim vẫn khỏe mạnh.
Cũng theo ông Phúc, số người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não tính đến 22/08/2019 trong cả nước là 25.456 trường hợp. Tính đến nay đã có 4.217 người được ghép tạng, hàng nghìn người đã được hồi sinh.
Phát động cuộc thi viết về đề tài hiến, ghép mô tạng GS.TS Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, mục đích của cuộc thi này nhằm tìm ra những tác phẩm viết về đề tài hiến ghép tạng có chất liệu gây xúc động nhằm lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi” đến với mọi người. Tác phẩm tham dự cuộc thi là những câu chuyện gây tác động lớn tới người đọc để khích lệ phong trào hiến tặng mô/tạng trong nhân dân. GS.TS Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phát động cuộc thi viết về đề tài hiến, ghép mô tạng. Đối tượng tham gia cuộc thi này là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, các cán bộ nhân viên công tác trong ngành y tế, các nhà báo. Nội dung của các tác phẩm xoay quanh vấn đề về hiến ghép mô tạng; các cá nhân điển hình, những câu chuyện cảm động có sức lan tỏa về việc hiến và nhận tặng mô tạng. Cùng với đó, đề tài của các tác phẩm dự thi lần này cũng sẽ phản ánh các quy định của Nhà nước về công tác hiến ghép mô tạng. Các tác phẩm tham gia không quá 1.500 chữ với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt. Tác phẩm dự thi phải là những sáng tác chưa gửi tham gia các cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào. Cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm 1 giải nhất (15 triệu đồng); 2 giải nhì (mỗi giải 10 triệu đồng); 3 giải ba (mỗi giải 5 triệu đồng); 5 giải khuyến khích (mỗi giải 3 triệu đồng); 1 giải phong trào (5 triệu đồng) cho đơn vị vận động được nhiều tác giả, tác phẩm có chất lượng tốt tham dự cuộc thi. Thời gian nhận bài thi từ ngày 25/8/2019 đến ngày 31/10/2019. Các tác giả có tác phẩm dự thi gửi về địa chỉ: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, địa chỉ: Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc qua địa chỉ email: gheptang@vncchot.com. |
Bác sỹ Terence English, người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép thành công đầu tiên của Anh 40 năm về trước cho rằng tim...