Cậu bé suýt mất khả năng sinh sản vì sự nuông chiều của người mẹ
Sai lầm người mẹ này mắc phải không quá xa lạ trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người làm bố mẹ lần đầu cần đặc biệt chú ý.
Trong quá trình lớn lên của trẻ, vấn đề sức khỏe và cách nuôi dạy con cái của bố mẹ có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không chú ý một số vấn đề nhỏ, nó có thể gây ra cho trẻ những tổn thương không thể cứu vãn được.
Con trai cô Trương ở Trung Quốc năm nay 4 tuổi, đã đi học mẫu giáo nhưng vẫn còn mang bỉm. Cô Trương cũng bất lực khi không thể rèn cho con mình thói quen tự đi tiểu. Hơn nữa, cô cũng cho rằng việc mang bỉm sẽ thuận tiện hơn, tránh rắc rối nếu con mình đi tiểu ngay trong lớp học. Vì những lý do này, cô vẫn thoải mái cho con mình tiếp tục mang bỉm.
Khi con trai cô Trương đi học mẫu giáo, giáo viên cũng giúp thay bỉm thường xuyên. Sau kỳ nghỉ Tết, cô đi làm trở lại nên có nhờ ông bà chăm sóc con mình một khoảng thời gian ngắn. Ông bà thấy việc thay bỉm thường xuyên tốn kém quá nên để cậu bé mang bỉm suốt 4 – 5 tiếng đồng hồ liên tục. Điều này vô tình khiến cậu bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ban đầu, cô Trương cũng không nghĩ ngợi nhiều khi thấy nước tiểu của con trai có bọt, thậm chí cô còn cho rằng có thể là do con ăn quá nhiều. Sau một khoảng thời gian, cô thấy bộ phận sinh dục của con trai tấy đỏ, sưng, khó chịu mỗi khi đi tiểu, nghi bị nhiễm trùng nên vội bế con đến bệnh viện khám.
Tại bệnh viện, bác sĩ nghe nói con trai cô 4 tuổi vẫn dùng bỉm và không thay trong thời gian dài nên chỉ trích rất nặng. Khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng, gần như đã ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của cậu bé.
Nghe những điều này, cô Trương cảm thấy rất ân hận. Sau khi con xuất viện, cô đã cứng rắn rèn luyện việc đi vệ sinh của con mình, sau 1 tháng cậu bé mỗi khi muốn đi tiểu đều nói cho người lớn biết. Điều này chứng tỏ không phải cậu bé có vấn đề kiểm soát nước tiểu mà do người mẹ đã quá chiều chuộng con mình.
Ở độ tuổi nào thì trẻ không nên mặc bỉm?
Trong trường hợp bình thường, trẻ từ 2 tuổi trở đi đã có thể tập dần việc đi tiểu. Ban đầu, người mẹ có thể cho trẻ không mặc bỉm vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn cần, nếu không trẻ rất dễ đái dầm. Sau khi quen dần, người mẹ có thể giảm tần suất mang bỉm vào ban đêm.
Không nên cho trẻ sau 3 tuổi sử dụng bỉm vì sau thời gian này trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, nếu tiếp tục sử dụng thì tình trạng lệ thuộc vào bỉm sẽ ngày càng nặng hơn.
Hơn nữa, việc mang bỉm còn ảnh hưởng tới việc đi lại, vui chơi của trẻ, thậm chí còn tác động xấu tới hình dạng chân.
Trong quá trình cai bỉm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý gì?
- Tuổi của trẻ
Bố mẹ cần đợi trẻ được 18 tháng mới bắt đầu tập cho con mình kiểm soát nước tiểu. Vì lúc này cơ vòng và các cơ khác của bé đã phát triển hoàn thiện. Nếu tập luyện quá sớm, trẻ không thể hiểu rõ những chỉ dẫn của người lớn, ảnh hưởng đến các nhóm cơ ở chân và xương chậu.
- Người mẹ cần kiên nhẫn
Trong quá trình cai bỉm cho con, chắc chắn sẽ khó tránh tình trạng trẻ đái dầm, làm ướt ga giường vào ban đêm. Nếu bố mẹ liên tục chê và trách móc sẽ khiến trẻ căng thẳng, ảnh hưởng tới quá trình tập luyện. Bố mẹ cần kiên nhẫn, nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại để rèn luyện ý thức và hành động của trẻ.
- Hỗ trợ từ tranh ảnh, video
Các mẹ có thể chỉ cho trẻ cách tự đi tiểu và đại tiện bằng cách xem phim hoạt hình, hoặc cho trẻ xem bằng tranh ảnh. Ngoài ra, bố mẹ có thể chọn bồn cầu trẻ thích để kích thích ý thức tự đi tiểu của trẻ.
Việc tập luyện cho trẻ tự giác đi tiểu rất quan trọng, nếu tập luyện quá muộn sẽ không tốt, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nên bố mẹ cần chú ý.
Gia đình cậu bé cứ nghĩ rằng, con cái ăn nhiều thì tốt nhưng không ngờ lại khiến đứa trẻ mắc bệnh nguy hiểm.
Nguồn: [Link nguồn]