Cậu bé 11 tuổi bị xơ gan nặng chỉ vì thói quen ăn uống này, cha mẹ nhất định phải chú ý

Thật đau lòng khi căn bệnh thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già lại xảy ra với một đứa trẻ.

Xiao Lin 11 tuổi sống tại Trung Quốc, trong 1 lần khám sức khỏe ở trường, các bác sĩ phát hiện nồng độ transaminase của cậu bé tăng cao, cha mẹ rất lo lắng về việc con có thể bị nhiễm viêm gan B nên đã đưa bé đến bệnh viện kiểm tra chi tiết. Kết quả kiểm tra cho thấy, Xiao Lin mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở mức độ trung bình, thùy gan của cậu bé đã đạt tới 148mm, lớn hơn kích thước gan của người bình thường.

Sau 1 năm điều trị, trong lần tái khám mới đây, tình trạng gan nhiễm mỡ của cậu bé đã thuyên giảm. Mặc dù các chỉ số có vẻ tích cực nhưng Xiao Lin lại trông mập mạp hơn đáng kể so với năm ngoái. Để biết được tình trạng sức khỏe của con, cha mẹ cậu bé đã đưa cậu đi chọc gan, kết quả cho thấy Xiao Lin bị xơ gan nặng, nguy cơ cao dẫn tới ung thư gan.

Cậu bé 11 tuổi bị xơ gan nặng chỉ vì thói quen ăn uống này, cha mẹ nhất định phải chú ý - 1

Cha mẹ cậu bé sốc nặng khi biết được bệnh của con có liên quan đến thói quen ăn uống hằng ngày. Xiao Lin thường ăn 3 bát cơm trở lên mỗi bữa ăn, ăn rất nhiều thịt, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ và đồ ăn mặn nhiều muối. Thói quen này kéo dài suốt 1 năm khiến câu bé phát phì, cha mẹ nghĩ con đang trong tuổi ăn tuổi lớn nên không kiểm soát chế độ ăn của con, để con tự do ăn uống đến khi no bụng.

Mặc dù, nguyên nhân chính gây xơ gan là do bia rượu nhưng những năm gần đây, tỉ lệ người mắc xơ gan tăng cao, phần lớn là xuất phát từ nguyên nhân kiểm soát chế độ ăn không đúng cách. Việc Xiao Lin ăn quá nhiều trong thời gian dài, đã gây ra tình trạng béo phì dẫn đến bệnh xơ gan.

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan

1. Chế độ ăn không lành mạnh

Trẻ em là đối tượng có hệ tiêu hóa yếu, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh sẽ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa. Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, soda, nước ngọt… là những món ăn trẻ em nào cũng yêu thích. Việc ăn một lượng lớn đồ ăn này trong thời gian dài có thể gây kích thích sự tiết quá nhiều axit dạ dày và pepsin, gây gánh nặng cho dạ dày, vô tình hình thành các bệnh về đường tiêu hóa. Lâu dần, ảnh hưởng đến gan do chế độ ăn không kiểm soát, dẫn đến béo phì.

2. Béo phì

Theo chuyên gia trưởng về dinh dưỡng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-17 tuổi ở Truong Quốc là gần 20%, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 6 tuổi vượt quá 10%.

Cậu bé 11 tuổi bị xơ gan nặng chỉ vì thói quen ăn uống này, cha mẹ nhất định phải chú ý - 2

Béo phì ở trẻ nhỏ chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất hiện tại mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến béo phì ở tuổi trưởng thành.

Ăn quá nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Thực phẩm có độ ngọt cao dễ khiến trẻ bị nghiện, khiến trẻ mất kiểm soát lượng thức ăn ăn vào và ăn quá nhiều một cách vô thức. Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch ở trẻ em.

Đường mà cơ thể không hấp thụ được sẽ chuyển hóa thành glycogen và dự trữ trong cơ thể, cung cấp phần lớn lượng calo cần thiết cho cơ thể, do đó ít cần phải đốt cháy mỡ để cung cấp năng lượng, nếu mỡ không được đốt cháy sẽ tích tụ lại trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.

3. Bệnh gút

Không chỉ ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, độ tuổi khởi phát bệnh gút hiện đang có xu hướn giảm dần qua từng năm và còn phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Trong bữa ăn hằng ngày, nhiều bậc cha mẹ sẽ nấu nhiều thịt, canh cho con để bổ sung dinh dưỡng, hàm lượng purine trong nước dùng rất cao, uống thường xuyên trong thời gian ngắn có thể khiến hàm lượng purine trong cơ thể tăng nhanh, từ đó hàm lượng purine trong cơ thể tăng cao. Mức độ axit uric trong máu có thể gây ra bệnh gút.

Nhưng nguyên nhân chính là do chuyển hóa purine bất thường nên hãy tập thói quen nấu canh nhạt, thức ăn ít muối và dầu ăn và không ăn những thực phẩm nhiều dầu, muối quá thường xuyên.

Cậu bé 11 tuổi bị xơ gan nặng chỉ vì thói quen ăn uống này, cha mẹ nhất định phải chú ý - 3

Ngoài ra, trẻ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 50% so với những trẻ cùng tuổi. Chế độ ăn nhiều purin, nhiều đường, nhiều chất béo trong thời gian dài khiến trẻ dễ có nồng độ axit uric cao trong cơ thể từ đó gây ra bệnh gút.

Chế độ ăn hợp lý phòng ngừa xơ gan, ung thư gan

Năng lượng và dinh dưỡng cân đối ở cả 3 bữa ăn

Đảm bảo ăn 3 bữa 1 ngày với nhiều loại thực phẩm và nhai chậm. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 4 đến 6 tiếng. Bữa sáng rất quan trọng, cần bổ sung các loại thực phẩm gồm ngũ cốc, khoai tây, thịt, trứng sữa… Bữa trưa cần ăn đủ chất và bữa tối ăn vừa phải, ăn thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu hóa.

Không thay thế bữa ăn chính bằng đồ ngọt

Nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều muối, đường và chất béo. Nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh đồ uống có đường và hạn chế uống rượu bia. Nên chọn những thực phẩm lành mạnh làm đồ ăn nhẹ như trái cây, rau rươi, các loại hạt…

Cậu bé 11 tuổi bị xơ gan nặng chỉ vì thói quen ăn uống này, cha mẹ nhất định phải chú ý - 4

Duy trì cân nặng hợp lý

Trẻ suy dinh dưỡng nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein chất lượng cao như cá, thịt, trứng, hoặc các sản phẩm từ đậu nành. Trẻ thừa cân, béo phì cần tích cực vận động thể chất để kiểm soát cân nặng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi giờ uống khoảng 200 ml nước, mỗi ngày cần đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể từ 800 đến 1400ml. Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga và rượu bia.

Tập thể dục mỗi ngày

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời, vân động ít nhất 60 phút mỗi ngày có thể là đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, chơi bóng rổ, chống đẩy, nhảy dây…

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời, vân động ít nhất 60 phút mỗi ngày có thể là đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, chơi bóng rổ, chống đẩy, nhảy dây…

Giảm thời gian nằm, ngồi

Hãy di chuyển bất cứ khi nào có thể bằng cách làm việc nhà, đi bộ trong công viên… để hạn chế tối đa thời lượng ngồi yên một chỗ lướt điện thoại hay xem TV. Cứ mỗi 10 phút nên vận động 1 lần để cơ thể không bị trì trệ.

Ngủ đủ giấc

Học sinh tiểu học nên ngủ 10 giờ mỗi ngày, học sinh cấp trung học cơ sở là 9 giờ mỗi ngày và học sinh trung học phổ thông nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

2 thói quen khiến bệnh gan nhiễm mỡ dễ phát triển thành xơ gan

Gan nhiễm mỡ là 1 căn bệnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÂU GIANG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN