Cảnh báo ung thư từ những nốt ruồi lạ

Sự kiện: Ung thư

Theo TS. Phạm Cao Kiêm – Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi năm đơn vị này tiếp nhận vài trăm ca ung thư da đặc biệt các bệnh nhân đều không nghĩ rằng đó là ung thư mà chỉ nghĩ viêm bình thường.

Cảnh báo ung thư từ những nốt ruồi lạ - 1

Ảnh minh hoạ.

Gia tăng bệnh nhân ung thư da

Anh Nguyễn Văn Tiến – Thị trấn Văn Điển, Hà Nội bị ung thư hắc tố. Anh Tiến làm nghề xây dựng. Anh kể ở gót chân của anh có nốt ruồi và anh coi như đó giống bao nốt ruồi trên cơ thể nên không để ý. Đến khi nốt ruồi thay đổi hình thái ngày một to hơn và có dấu hiệu lạ. Anh lấy dao lam nhỏ khứa khứa thấy có dịch chảy ra và bôi thuốc.

Một thời gian sau vùng đó bị viêm khoét dâu vào tổ chức da chân. Anh Tiến đi khám được chẩn đoán u hắc tố da. Hiện anh đã phẫu thuật và xạ trị.

Không riêng gì anh Tiến, bà Nguyễn Thị D. 47 tuổi, Hậu Lộc, Thanh Hóa có một nốt nuồi ở gần thái dương. Bà D. nghĩ nốt ruồi bình thường nhưng càng ngày nó các sùi và nhìn rất mất thẩm mỹ.

Bà D đi đắp thuốc nam và chỉ hơn 1 tháng ổ loét to ăn sâu vào tổ chức phần mềm. Tại Bệnh viện tỉnh bác sĩ nghi ngờ ung thư da nên giới thiệu ra bệnh viện trung ương. Các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu trung ương chẩn đoán ung thư da và sẽ làm phẫu thuật sau đó gửi sang chuyên khoa ung thư để xạ trị.

Theo TS. Kiêm, đây là loại u ác tính gồm những tế bào giống với những tế bào ở lớp đáy của thượng bì. Loại ung thư da này khá phổ biến, thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cm, tiến triển chậm, không ngứa, không đau nên người dân thường không để ý đến. Tuy nhiên, chúng có thể gây viêm nhiễm, loét, hoại tử, phá hủy tổ chức tại chỗ.

Theo TS Kiêm khi thấy trên da có nổi u, cục nhìn như "nốt ruồi"; hoặc xuất hiện các mảng màu da bất thường, có dấu hiệu lan ra, phát triển theo thời gian - dù có tiến triển chậm, sờ thấy rát, cứng thì cần nghĩ đến bệnh ung thư da. Lúc này, người dân nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.

TS Kiêm cho biết nhiều người nghĩ chỉ là nốt ruồi trên da khi bác sĩ chẩn đoán ung thư họ còn không tin. Đây là nhầm lẫn của người dân nên họ bỏ qua không chịu đi khám sớm dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Các vết sẹo, thương tổn cũ sùi lên, có thể ngứa hoặc không ngứa, viêm loét chảy mủ... Một số biến chứng gặp phải là phá hủy tổ chức tại chỗ, "ăn" mất ngón tay, chân, miệng, mắt, mũi... tùy vào vị trí khối u.

Phương pháp điều trị bệnh

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp:

- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư da ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn sang các vị trí khác.

- Nạo và đốt điện: Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ung thư da bằng phương pháp nạo hoặc đốt điện để loại bỏ phần da bị ung thư.

- Phẫu thuật dao lạnh: Đây là phương pháp sử dụng khí nito phun lên bề mặt da có tế bào ung thư. Những tế bào ung thư sẽ bị tiêu biến ngay sau đó.

- Ghép da: Là phương pháp cấy ghép da để làm đầy da hoặc cấy ghép vào để thay thế cho phần da đã bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.

- Xạ trị: Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp ung thư da giai đoạn cuối.

- Hóa trị: Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị trong trường hợp ung thư da giai đoạn cuối khi các phương pháp trên không hiệu quả.Các phương pháp điều trị ung thư da vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

TS. Kiêm cho biết, tia cực tím là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Do đó, nhất thiết người dân phải thực hiện các biện pháp chống nắng để bảo vệ da, tránh nguy cơ gây ung thư.

Bỗng xuất hiện nốt ruồi trên da, hãy nghĩ ngay đến bệnh ung thư nguy hiểm này

Sau vài tháng nốt ruồi trên tay chị K. lan rộng. Khi đi khám, chị mới ngã ngửa khi bác sĩ thông báo mình bị ung thư hắc tố,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN