Cảnh báo tình trạng trẻ hóa của bệnh mỡ máu cao

Không còn là “căn bệnh của người già”, mỡ máu cao đã trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thế nhưng, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, không biết rằng mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Thực trạng đáng báo động về bệnh mỡ máu

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta hiện có khoảng 29% người trưởng thành bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu), trong đó, khu vực thành thị chiếm 44,3%. Điều đáng nói, nếu như trước đây, bệnh thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi thì ngày nay lại có xu hướng trẻ hóa, tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 – 44, chiếm 41,7%.

Mỡ máu cao ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại

Mỡ máu cao ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại

Theo các chuyên gia y tế, lối sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động là nguyên nhân khiến cho căn bệnh này không ngừng gia tăng.

Xã hội phát triển, con người bị cuốn vào guồng quay áp lực của công việc, không có thời gian chăm sóc bản thân. Nhiều người vì thế mà tìm đến các đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh ngọt như giải pháp tiết kiệm thời gian, lâu dần gây ra tình trạng tăng cân, béo phì và dẫn đến bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, thói quen sử dụng rượu bia khi gặp gỡ bạn bè, người thân, đối tác cũng khiến mỡ máu tăng cao.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ khiến nhiều người có thói quen lười vận động. Họ dành nhiều thời gian bên điện thoại, tivi, máy tính bảng thay vì tập luyện thể dục, chơi thể thao. Tình trạng này khiến cho cơ thể không được đốt cháy năng lượng, làm tăng LDL-Cholesterol (mỡ xấu) và Triglycerid dễ gây ra mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.

Thêm nữa, hơn 80% người Việt không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mà chỉ đi khám khi có dấu hiệu bệnh. Một số khác, dù biết mình bị mỡ máu cao nhưng lại chủ quan, không điều trị khiến bệnh ngày càng trở nặng.

Kiểm soát mỡ máu giúp giảm nguy cơ biến chứng

Mỡ máu cao tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2… Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng của bệnh, người trưởng thành nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/1 lần giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, giảm lượng thức ăn chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật, đồ ăn chiên (rán); tăng cường thực phẩm giàu axit omega3 có trong cá hồi, cá thu, óc chó, hạnh nhân… bổ sung thêm rau xanh, trái cây… Đồng thời, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá và dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

Tuy nhiên, chỉ có 25% Cholesterol được tích lũy từ thức ăn, 75% tổng hợp bởi gan. Do vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt chỉ phù hợp với người mới chớm bệnh và có tính kỷ luật cao. Để kiểm soát mỡ máu cao và tăng cường chức năng gan, người bệnh nên sử dụng sản phẩm Mỡ máu Tâm Bình.

TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

Mỡ máu Tâm Bình là sự kết hợp giữa các thảo dược Y học cổ truyền và tinh chất tự nhiên. Trong đó, lá sen, trạch tả, nần vàng có công dụng giảm mỡ máu, giảm Cholesterol và Triglyceride. Ngưu tất, sơn tra giúp tiêu mỡ, tăng khả năng chuyển hóa mỡ, đồng thời ngăn ngừa mỡ bám vào thành mạch. Giảo cổ lam, Actiso hỗ trợ bổ gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Đặc biệt 2 thành phần tinh chất là Nanocurcumin và Bergamot vừa có tác dụng giảm đồng thời 3 chỉ số mỡ xấu, tăng mỡ tốt vừa cải thiện chức năng chuyển hóa gan, chống oxy hóa, chống lão hóa các tế bào trong cơ thể, trong đó có gan. Từ đó, sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm mỡ máu cao, giảm mỡ gan, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu não, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan.

Mỡ máu Tâm Bình được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Đơn vị lọt top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín. Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như bệnh mỡ máu cao, vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN