Cảnh báo: Tay chân miệng vẫn có xu hướng gia tăng, nhiều ca nặng, biến chứng nguy hiểm
Virus EV71 khiến số ca tay chân miệng ở trẻ tăng nhanh, nhiều trường hợp diễn tiến nặng, thậm chí biến chứng lên hệ thần kinh và tử vong. Trong khi đó, hiện nay chưa có vaccin phòng ngừa và thuốc đặc trị, khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn.
Tay chân miệng : Số ca nặng tiếp tục gia tăng đáng lo ngại
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng gần 15.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 7 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM, số ca bệnh tay chân miệng tăng gần 150% trong một tháng qua, trong đó có nhiều ca nặng, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 1,8 lần và 2,8 lần.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Bởi đây là nhóm đối tượng có miễn dịch chưa hoàn thiện, đề kháng kém với các tác nhân gây bệnh. Đáng lo ngại hơn, bệnh tay chân miệng năm nay do virus EV71 gây ra, khiến tốc độ lây lan nhanh hơn, nhiều trường hợp chuyển nặng sang độ 3-4 và dễ tử vong hơn. Trong đó, tử vong phổ biến nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).
Trước hiện trạng nhiều ca bệnh tay chân miệng nặng, việc chăm sóc và phòng ngừa nhiễm bệnh cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con hồi phục nhanh chóng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, giảm mức độ bệnh và biến chứng.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà
Khi chăm sóc con bị tay chân miệng tại nhà, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến dinh dưỡng, vệ sinh và dùng thuốc cho trẻ. Đồng thời, cần theo dõi con để phát hiện bất thường ở trẻ và đưa con vào viện kịp thời. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao không hạ, lơ mơ, giật mình nhiều, thở nhanh, run chi, loạng choạng, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc chân, tay…., cha mẹ cần đưa con vào viện điều trị ngay.
Khi thấy con “khang khác”, cha mẹ cần đưa con vào viện ngay
Về việc dùng thuốc
Cha mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc bôi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh.
Về vệ sinh
- Cho trẻ tắm rửa, thay quần áo thường xuyên để tránh nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu
- Cho trẻ mặc đồ thoải mái, thấm hút tốt
- Rửa tay cho trẻ thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi về sinh hoặc sau khi động vào đồ chơi
- Cha mẹ cần vệ sinh tay của bản thân trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ, chăn gối sạch sẽ
Về dinh dưỡng
Khi mắc tay chân miệng, trẻ dễ bị biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm thể lực, từ đó, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh khác và lâu hồi phục hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý đa dạng dinh dưỡng, kết hợp các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để nâng cao thể trạng cho trẻ.
Cha mẹ cần chú ý dinh dưỡng để giúp con nâng cao thể trạng, nhanh hồi phục hơn và giảm nguy cơ chuyển nặng
Ưu tiên cho con ăn những thức ăn bé thích, thức ăn nguội, ở dạng lỏng, mềm, soup mát... và những thực phẩm giàu kẽm, vitamin C để giúp con nhanh lành vết thương. Hạn chế ăn những quả quá ngọt, lượng đường cao như mít, vải, nhãn…, tránh ăn thực phẩm cay, nóng, chua, nhiều dầu mỡ.
Tuy nhiên, tay chân miệng năm nay diễn tiến rất nhanh do chủng virus EV71, do đó, để tránh việc con có thể bị nặng, phụ thuộc vào thuốc điều trị, điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm, chính là phòng ngừa để con không nhiễm bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ?
Có 2 nguyên tắc quan trọng để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả cho trẻ, đó chính là giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng đề kháng. Tuy nhiên, vệ sinh chỉ được coi là phương pháp chặn đứng con đường lây nhiễm bệnh từ bên ngoài. Còn nâng cao thể trạng của trẻ từ bên trong mới là cách hữu hiệu, cần thiết và quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh tay chân miệng hiệu quả.
Chỉ khi con có đề kháng khỏe, con mới có khả năng chiến đấu và chiến thắng các tác nhân gây bệnh, từ đó, bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng và cả những mầm bệnh khác. Không chỉ vậy, đề kháng khỏe còn giúp giảm mức độ bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển nặng, phải nhập viện và giúp con nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may mắc bệnh.
Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, vận động phù hợp, uống đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ. Thế nhưng, để “nâng cấp” đề kháng của trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung sản phẩm tăng đề kháng đặc hiệu cho trẻ. Trong đó, nhóm sản phẩm có chứa hoạt chất Beta-glucan được đánh giá cao hơn cả.
Hiện nay, trên thị trường, Gadopax Forte là sản phẩm chứa hàm lượng Beta-glucan cao vượt trội, lên tới 2000mg/100ml. Không chỉ chứa Beta-glucan tinh khiết, chất lượng, Gadopax Forte có công thức đột phá khi kết hợp với vitamin C, D, Kẽm. Nhờ đó, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu, bảo vệ trẻ toàn diện khỏi các bệnh do cả virus và vi khuẩn.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 2828 32 Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Theo ghi nhận của Bộ Y tế, từ đầu tháng 5, số ca bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh, nhiều ca nặng, thậm chí đã có 7 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn, chủng virus EV71 (Enterovirus...
Nguồn: [Link nguồn]