Cảnh báo ngộ độc rượu ngày Tết
Theo TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc rượu gia tăng.
TS. Phạm Duệ cho biết, khoảng một tuần nay, Trung tâm tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc rượu (thời điểm các doanh nghiệp hoặc bạn bè tụ tập liên hoan tất niên).
Số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng. Có trường hợp rượu pha bằng cồn công nghiệp, uống vào có thể gây chết người.
Bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu
TS Phạm Duệ khẳng định, uống nhiều rượu có thể gây tử vong. Dù rượu có nhãn hay không có nhãn đều gây hại khi uống quá nhiều. Nhưng rượu có nhãn mác, nơi xuất xứ, thành phần... được ghi rõ ràng thì nguy cơ ngộ độc thấp hơn.
Tại Trung tâm chống độc, không ít trường hợp nhập viện do ngộ độc nhưng khi các bác sĩ xét nghiệm thấy rượu có chất độc cũng không biết do ai làm ra, ở đâu... chỉ người uống là chịu thiệt.
Ông Duệ cho biết thêm, rượu được xếp vào dạng nước giải khát có hương vị và làm cuộc sống thêm phong phú. Tuy nhiên, nếu uống rượu quá nhiều dẫn đến say có thể gây nên các hành vi mất tự chủ. Trường hợp lạm dụng rượu dẫn đến nghiện rượu gây hại cho sức khỏe con người. Các bệnh thường gặp khi nghiện rượu như rối loạn tâm thần, hoang tưởng, sơ gan... Riêng rượu kém chất lượng, pha bằng cồn công nghiệp (methanol), có thể gây chết người.
Triệu chứng đầu tiên của người bị ngộ độc rượu như: chán nản, lú lẫn, ngủ li bì. Tình trạng nhiễm độc có thể xuất hiện chậm sau 18 - 24 giờ, bao gồm đau đầu, các triệu chứng về thị lực (nhìn mờ, nhìn có màu trắng), buồn nôn, nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. |
Vị giám đốc trung tâm nhớ lại trường hợp trước đây, có trường hợp uống rượu nhưng trong rượu có thuốc sâu gây ngộ độc và tử vong.
Ông Duệ cũng chỉ ra cho thuốc trừ sâu vào rượu làm cho rượu đậm đặc hơn sau khi nấu. Mặc dù, không chết người ngay nhưng nó làm cho người uống bị tai biến động mạch tĩnh, ảnh hưởng sức khỏe.
Đồng quan điểm với TS. Phạm Duệ, GS.TS. Nguyễn Thị Dụ, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, hệ luỵ lâu dài nhất của người thường xuyên uống nhiều rượu là đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...
TS. Phạm Duệ thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu
Vì vậy, để phòng, tránh ngộ độc rượu, đặc biệt trong những ngày Tết, các chuyên gia khuyên người dân nên mua và sử dụng các loại rượu đóng chai có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng để tránh hóa chất độc hại. Tuy nhiên không nên lạm dụng rượu bia trong những ngày lễ Tết, nhất là đối với người bệnh mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp...
Mẹo giải độc sau ngày Tết 1. Gừng tươi Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. 2. Nước mía 3. Cà chua 4. Nước bưởi 5. Chè xanh 6. Cháo nóng nấu loãng 7. Rau muống 8. Đậu xanh |