Cảnh báo: Dịch tay chân miệng lan khắp cả nước, chủng virus EV71 gây biến chứng nặng ở nhiều trẻ
Theo ghi nhận của Bộ Y tế, từ đầu tháng 5, số ca bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh, nhiều ca nặng, thậm chí đã có 7 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn, chủng virus EV71 (Enterovirus 71) gây bệnh nặng ở trẻ và dẫn đến tử vong cao đang chiếm ưu thế.
Tay chân miệng ở trẻ: Số ca nặng và tử vong cao
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 1.200 ca, gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị, 30% nhiễm EV71. Tại TP HCM, số ca bệnh cũng tăng nhanh, gần 150% trong một tháng qua, nhiều ca nặng, trong đó, 50% ca bệnh là do EV71. Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, tỷ lệ bệnh nhi nặng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Nguy hiểm hơn, đã có 7 ca tử vong do tay chân miệng, 5/7 ca tử vong được xác nhận do EV71, trong đó, phổ biến nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Các chuyên gia cho biết tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, và dễ chuyển nặng ở trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, năm nay, trẻ lớn hơn cũng mắc bệnh. Lý do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vốn chưa hoàn thiện, lại thêm “món nợ miễn dịch” sau đại dịch Covid-19, nên đề kháng của trẻ không đủ mạnh để chống lại bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh khác. Hơn nữa, EV71 lại có đặc tính lây lan nhanh và độc lực cao, dẫn đến tình trạng trẻ chuyển nặng nhanh, có khi chỉ sau nửa ngày.
Chưa kể, trẻ có thể bị mắc tay chân miệng do lây chéo từ người lớn. Đây là nguồn lây bệnh rất khó phòng ngừa bởi khoảng 80% người lớn mắc tay chân miệng không biểu hiện triệu chứng. Do đó, nhiều khi cha mẹ chủ quan, không nghĩ con bị tay chân miệng, đến khi phát hiện thì con đã chuyển nặng, thậm chí gặp biến chứng viêm não, suy hô hấp. Chính vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời cho trẻ, tránh diễn tiến nặng, phải nhập viện.
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tay chân miệng
Như đã biết, dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là nổi hồng ban hoặc những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét thường ở trên lưỡi, lợi và bên trong má, còn hồng ban thường ở lòng bàn tay, bàn chân,…
Chảy dãi có thể coi là 1 trong những dấu hiệu nhận biết sớm tay chân miệng
Tuy nhiên, có nhiều trẻ không có vết loét, thậm chí, không nổi hồng ban hoặc hồng ban chỉ xuất hiện ở những vị trí khuất. Điều này khiến cha mẹ rất khó phát hiện và nhận biết bệnh, dẫn đến việc nhầm lẫn bệnh hoặc phát hiện muộn khiến trẻ gặp biến chứng lên não. Hơn nữa, khi trẻ nổi hồng ban hoặc xuất hiện vết loét, đồng nghĩa với việc bệnh của con đã bước sang giai đoạn toàn phát, có thể chuyển nặng nhanh.
Vì vậy, cha mẹ không nên chờ đến khi trẻ nổi hồng ban mới đi khám. Thay vào đó, cần lưu ý 1 số triệu chứng nhận biết sớm bệnh tay chân miệng như sốt cao, quấy khóc, chảy dãi, ăn uống kém, khó chịu, mệt mỏi và đau họng... Từ đó, giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nhanh và trở nặng, gây biến chứng cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách
Tay chân miệng chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con để được chẩn đoán mức độ bệnh, hướng dẫn cách chăm sóc và dùng thuốc. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, bởi có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Tình trạng bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà
Cha mẹ lưu ý dùng thuốc cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ và cách ly trẻ đến khi con khỏi bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho người khác. Đồng thời, cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ và thay quần áo thoải mái cho trẻ. Cho con ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hoá như cháo, súp, sữa, chia thành nhiều lần trong ngày. Tránh các thức ăn chua, hoa quả chua vì sẽ gây kích ứng vết thương trong miệng.
Khi con bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho con ăn đồ lỏng, mềm, mát, dễ nuốt
Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng để nâng cao thể trạng của trẻ nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó, giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm mức độ bệnh, hạn chế biến chứng nặng và nhanh hồi phục hơn. Trong đó, nhóm sản phẩm có chứa hoạt chất Beta-glucan được giới chuyên gia đánh giá cao hơn cả. Beta-glucan được chứng minh tăng cường gấp đôi lượng tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể sau 72 giờ sử dụng, từ đó, giúp xây dựng một bộ máy miễn dịch vững vàng giúp cơ thể “đánh bại” các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay, trên thị trường, Gadopax Forte là sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng có chứa hàm lượng Beta-glucan cao vượt trội (2000mg/100ml). Không chỉ vậy, sản phẩm còn kết hợp Beta-glucan với vitamin C, D và kẽm. Từ đó, tạo tác dụng miễn đồng tối ưu trên hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể, giúp kích thích miễn dịch toàn diện. Nhờ bảng thành phần đa dạng, đầy đủ các hoạt chất cần thiết cho hệ miễn dịch mà Gadopax Forte được rất nhiều mẹ ưa chuộng và tin dùng.
Tình trạng bệnh nặng, cần đưa trẻ vào viện điều trị khi có dấu hiệu sau:
- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt
- Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ,….
- Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút)
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân
- Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….
- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 2828 32 Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận gần 9000 ca bệnh mắc tay chân miệng, 3 trường hợp tử vong. Riêng tại TP. HCM, số trẻ em mắc bệnh tay...
Nguồn: [Link nguồn]