Cẩn trọng “thủ phạm” khiến trẻ nhập viện vì suy hô hấp, gặp biến chứng nguy hiểm, chỉ từ những cơn ho!
Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi… Thậm chí, bệnh còn diễn tiến nhanh và dễ trở nặng, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi...
RSV “vào mùa”, dấu hiệu bệnh tuy “xoàng” nhưng chớ coi thường!
GS. Glezen (Khoa Vi sinh và Miễn dịch học, Đại học Y khoa Baylor, Houston, Hoa Kỳ) cho biết: có hơn 80% trẻ em đến 2 tuổi đã bị nhiễm RSV ít nhất một lần và một nửa số trẻ này đã bị nhiễm RSV hai lần.
Tại Việt Nam, theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhi mắc RSV hiện ở mức cảnh báo, từ đầu 2023 đến nay, có hơn 1100 trẻ mắc RSV. Con số này tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ tính riêng trong tháng 3, số trẻ nhập viện tăng 30% so với tháng trước. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng và bệnh diễn tiến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.
Các chuyên gia cho biết, thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh đường hô hấp phát triển và hoạt động mạnh, trong đó đứng đầu là virus RSV.
Trẻ mắc RSV có thể tự khỏi sau 7-10 ngày với những dấu hiệu khởi phát như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, có thể sốt cao 39-40 độ… Tuy nhiên, có khi chỉ sau nửa ngày từ khi xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi…, tình trạng bệnh của trẻ đã chuyển nặng sang tình trạng khò khè, khó thở, có thể tím tái hoặc gặp cơn ngừng thở, thậm chí, dẫn đến biến chứng như suy hô hấp nặng, cần hỗ trợ bằng máy.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị tái nhiễm RSV 2 - 3 lần thì hệ hô hấp của bé sau này cực yếu, dễ bị bệnh và mức độ bệnh nặng hơn. Nghiên cứu của TS. Zomer-Kooijker (BV Nhi Wilhelmina, Hà Lan) chỉ ra, trẻ trong độ tuổi đi học nhập viện vì RSV có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và suy giảm chức năng phổi về sau.
RSV thường có dấu hiệu khởi phát như cảm lạnh nhưng bệnh diễn tiến nhanh, dễ trở nặng
Dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa con vào viện ngay
Nhiều cha mẹ chủ quan, lầm tưởng các triệu chứng bệnh, dẫn đến việc chậm trễ trong phát hiện, chăm sóc và điều trị bệnh, từ đó, khiến con nhập viện trong tình trạng bệnh đã diễn tiến nặng. Nhất là với những trẻ sinh non hoặc có bệnh lý nền, đề kháng yếu thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm càng cao.
Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu bệnh của trẻ, và cần cho trẻ đi viện ngay khi con có những biểu hiện bất thường như:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt bất kỳ
- Trẻ sốt cao khó hạ, co giật
- Bỏ bú, ăn kém
- Thở nhanh rút lõm lồng ngực
- Tím tái…
Bất kỳ khi nào cha, mẹ cảm thấy con “khang khác”, lo lắng, không yên tâm thì nên đưa trẻ đi khám sớm để điều trị kịp thời.
Rõ ràng, khi trẻ bị bệnh, dù nặng hay nhẹ thì sức khỏe của con đều bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa RSV để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho con.
Làm thế nào để chăm sóc và phòng ngừa virus RSV hiệu quả cho trẻ?
Trong trường hợp trẻ mắc RSV, cha mẹ cần chăm sóc và điều trị theo triệu chứng của bệnh của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho thì cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt, siro giảm ho hoặc thuốc ho theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên để làm loãng đờm, nhầy mũi, giúp thông thoáng đường thở của con. Thêm vào đó, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, ngũ cốc dinh dưỡng… Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ nước (nước lọc, nước trái cây, sữa…) để bù nước cho cơ thể, giúp loãng đờm, dễ thở hơn.
Cha mẹ cần theo dõi triệu chứng bệnh của con và cho con dùng thuốc hạ sốt, siro ho một cách phù hợp
Đặc biệt, khi trẻ đang bị bệnh là thời điểm sức đề kháng bị suy giảm nhất, cha mẹ cần tăng đề kháng cho trẻ để cơ thể con có thể lướt bệnh nhanh chóng, hạn chế diễn tiến nặng. Thêm vào đó, virus RSV chưa có vaccin phòng ngừa, vì vậy, nâng cao sức khỏe nội tại bên trong cơ thể trẻ là biện pháp cấp thiết và hữu hiệu để phòng ngừa RSV hiệu quả. Khi đề kháng khỏe, trẻ có thể tự chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may mắc bệnh.
Để tăng đề kháng hiệu quả, cha mẹ cần kết hợp tổng hòa các yếu tố sau:
- Uống đủ nước
- Ngủ đủ giấc, không ngủ quá muộn
- Vận động hợp lý
- Dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ các chất
Rõ ràng, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học là nền tảng giúp trẻ duy trì sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, các phương pháp này đều cần chờ sau một thời gian mới thấy rõ hiệu quả. Do đó, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên sử dụng sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ để nâng cao thể trạng cho con nhanh chóng hơn.
Trong đó, nhóm sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng chứa Beta-glucan được giới chuyên môn đánh giá cao và được các cha mẹ tin dừng hơn cả. Nổi bật nhất là Gadopax Forte chứa Beta-(1,3-1,6)-D-glucans có hoạt tính mạnh, kích hoạt hệ miễn dịch tối ưu hơn hẳn các loại khác, với hàm lượng lên tới 2000mg/100ml. Ngoài ra, Gadopax Forte còn chứa những “vi chất vàng” cho hệ miễn dịch như vitamin C, D và kẽm để bảo vệ con bạn một cách toàn diện.
Ngoài ra, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguồn lây bệnh cho con như giữ vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay thường xuyên, tránh để trẻ đến chỗ đông người hoặc tiếp xúc người bị bệnh…
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 28 28 32 Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Nguồn: [Link nguồn]
Virus hợp bào hô hấp RSV là “thủ phạm” hàng đầu gây ra các bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ khi giao mùa, thậm chí biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng.