Cẩn trọng 5 bệnh giao mùa xuân hè trẻ nào cũng gặp, dễ biến chứng nguy hiểm!
Vào thời điểm giao mùa, số bệnh nhi đến khám tại các bệnh viện thường tăng cao. Lý do là bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa thích nghi với biến đổi của môi trường và chưa đủ sức chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn này. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ các kiến thức về bệnh giao mùa xuân hè, đặc biệt là 5 căn bệnh phổ biến dưới đây để giúp con luôn khỏe mạnh kể cả khi thời tiết thay đổi.
1. Cúm mùa
Đây là một trong những bệnh trẻ dễ mắc phải nhất khi giao mùa, do virus gây ra và lây lan nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ đề kháng kém khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ kéo dài khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn và sút cân.
Do đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, luôn đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu; cho con uống nước ấm và hạn chế đồ uống lạnh.
2. Bệnh đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm VA…) là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh giao mùa ở trẻ. Tuy là bệnh thường gặp nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh dùng cho trẻ, bởi bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Kháng sinh không có tác dụng hiệu quả với bệnh do virus gây nên, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
Để hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh đường hô hấp nhiều lần, cha mẹ cần giữ ấm cổ họng cho trẻ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Chú ý mang khẩu trang cho trẻ khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải...
3. Sốt phát ban
Sốt phát ban có thể do nhiều virus gây ra và lây từ người sang người, thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh trước đó hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân. Bệnh thông thường sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào sức khỏe và thể trạng của trẻ.
Dù bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ sẽ gây khó chịu, mệt mỏi cho trẻ, dễ làm trẻ quấy khóc, chán ăn. Cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý, nếu trẻ sốt cao trên 3 ngày hoặc các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm sau khi phát ban thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.
4. Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh chưa có vaccine phòng ngừa và cũng chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Đặc biệt, trẻ đi học lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đồng thời, cách ly trẻ với những người nhiễm bệnh hoặc khi trẻ nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng tuy không quá nghiêm trọng, nhưng làm trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện nặng như lừ đừ, run các chi, rung giật cơ, nhịp tim mạch nhanh, thở nhanh…, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
5. Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy do virus rota gây ra là bệnh thường gặp nhất vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, đe dọa tính mạng. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho trẻ uống bù nước điện giải kịp thời, ăn uống đủ dinh dưỡng và đảm bảo. Nếu thấy trẻ quá mệt, nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh giao mùa?
Có thể thấy sự thay đổi của thời tiết, khí hậu là yếu tố khách quan mà chúng ta khó có thể can thiệp. Nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể “nâng cấp” yếu tố nội tại bên trong cơ thể để giúp con chống lại các mầm bệnh. Cụ thể là xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ để giúp con sẵn sàng đối mặt với mọi sự thay đổi từ bên ngoài.
Để làm được điều này, cha mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ; bổ sung dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất; cho trẻ vận động phù hợp theo lứa tuổi; tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh bởi các bệnh thời điểm giao mùa hầu hết do virus gây ra.
Đặc biệt, cha mẹ có thể kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhờ hoạt chất Beta-glucan. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mohamed F. Ali, Beta-glucan kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch, tăng gấp đôi số lượng tế bào miễn dịch chỉ sau 72 giờ.
Để bổ sung Beta-glucan cho cơ thể, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các thực phẩm như: yến mạch, rong biển, nấm hương… Tuy nhiên, qua chế biến, các đặc tính của hoạt chất Beta-glucan trong thực phẩm cũng dễ bị biến đổi. Vì vậy, sử dụng những sản phẩm có chứa hoạt chất Beta-glucan tinh khiết như Gadopax Forte là cách tối ưu để bổ sung Beta-glucan cũng như các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin C, D, kẽm để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6)-D-glucan cao kết hợp với Kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1900 58 88 36 Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Nguồn: [Link nguồn]
Tháng đôi ba lần ghé thăm viện, tủ thuốc lúc nào cũng đầy ắp các loại thuốc của con. Nỗi lo con ốm đã khiến chị Trần Thị Yến (28 tuổi, Hà Nội) không ít lần bị stress,...