Căn bệnh nguy hiểm khiến Selena Gomez phải ghép thận để bảo toàn tính mạng
Nữ diễn viên xinh đẹp, kiêm ca sĩ Selena Gomez tiết lộ rằng mình đã được ghép thận cho căn bệnh lupus vào tháng 6 năm 2018.
Selena Gomez bị mắc căn bệnh viêm thận lupus, một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh lupus. Các bác sĩ nói rằng cô sẽ phải ghép thận để bảo toàn tính mạng.
Trong bài đăng trên instagram, cô nói rằng mình được người bạn tốt, nữ diễn viên Francia Raisa, hiến tặng thận để cô có thể tiến hành phẫu thuật.
Trước đó, vào tháng 8 năm 2016, Gomez đã hủy những ngày còn lại trong chuyến lưu diễn của mình khi biến chứng từ bệnh lupus khiến cô thêm lo lắng và trầm cảm. Cô ấy viết rằng: “Đó là điều tôi cần làm cho sức khỏe của mình. Tôi thành thật mong các bạn thông cảm về việc từ bỏ hành trình sớm hơn dự kiến của tôi.”
Trên Twitter, rất nhiều bạn bè và người hâm mộ đều cổ vũ Selena Gomez vì đã cởi mở về tình trạng bệnh của mình. Nhiều người coi lupus là một “căn bệnh vô hình” do các triệu chứng của nó thường tiềm ẩn và khó chẩn đoán.
Giờ đây, Selena Gomez cho biết, chỉ có 3 đến 5% khả năng bệnh lupus của cô ấy sẽ quay trở lại. Bên cạnh đó, huyết áp và mức năng lượng của mình cũng được cải thiện sau phẫu thuật.
Lupus là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô và cơ quan của bạn (bệnh tự miễn dịch). Viêm do lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau - bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi.
Lupus thường khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng của nó thường giống các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khác. Dấu hiệu đặc biệt nhất của bệnh lupus là phát ban trên khuôn mặt giống như cánh của một con bướm mọc trên cả hai má. Triệu chứng này xảy ra ở nhiều trường hợp nhưng không phải tất cả các trường hợp bệnh lupus.
Một số người từ khi sinh ra đã có xu hướng phát triển bệnh lupus, có thể do nhiễm trùng, một số loại thuốc hoặc thậm chí do ánh sáng mặt trời. Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh Lupus
Các triệu chứng của bệnh khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển chậm, có thể nhẹ hoặc nặng, và có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hầu hết những người mắc bệnh lupus ban đầu đều có dấu hiệu nhẹ, bùng phát mạnh mẽ trong 1 khoảng thời gian tiếp theo, sau đó cải thiện hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus mà bạn gặp phải sẽ phụ thuộc vào hệ thống nào trong cơ thể bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sốt
- Đau khớp, cứng khớp và sưng tấy
- Phát ban hình cánh bướm trên mặt bao phủ má và sống mũi hoặc phát ban ở những nơi khác trên cơ thể
- Các tổn thương da xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Ngón tay và ngón chân chuyển sang màu trắng hoặc xanh khi lạnh, căng thẳng
- Hụt hơi
- Tức ngực
- Khô mắt
- Nhức đầu, lú lẫn và mất trí nhớ
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân, sốt liên tục, đau nhức hoặc mệt mỏi dai dẳng.
Nguyên nhân gây bệnh
Là một bệnh tự miễn dịch, lupus xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô khỏe mạnh khác trong cơ thể. Có nhiều trường hợp bệnh lupus là kết quả của sự kết hợp giữa di truyền và môi trường sống.
Những người có di truyền bệnh lupus có thể phát triển bệnh khi họ tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh trong môi trường. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh lupus trong hầu hết các trường hợp vẫn chưa rõ ràng. Một số yếu tố “tiềm năng” gây bệnh bao gồm:
- Ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tổn thương lupus trên da hoặc gây ra phản ứng bên trong cơ thể ở những người nhạy cảm.
- Nhiễm trùng. Bị nhiễm trùng có thể khởi phát bệnh lupus hoặc gây tái phát bệnh ở một số người.
- Thuốc men. Lupus có thể bị gây ra bởi một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống co giật và thuốc kháng sinh. Những người bị lupus do thuốc thường sẽ ổn định sức khỏe hơn khi họ ngừng dùng thuốc. Hiếm khi các triệu chứng đó tồn tại ngay cả sau khi ngừng thuốc.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus, bao gồm:
- Giới tính. Bệnh Lupus phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Tuổi tác. Mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 45.
- Sắc tộc. Lupus phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á.
Cầu thủ đắt giá nhất thế giới Cristiano Ronaldo đã từng mắc bệnh tim từ khi chỉ mới 15 tuổi.
Nguồn: [Link nguồn]