Căn bệnh mãn khiến khiến ca sĩ Adele chịu đựng cả thế kỷ, người trẻ cần chú ý
Trong trường hợp nhẹ, căn bệnh này sẽ tự khỏi nhưng nếu bị nặng như ca sĩ Adele, bạn có thể chịu di chứng cả đời.
Adele là một trong những biểu tượng âm nhạc của thời đại. Tưởng chừng cô có một cuộc sống lý tưởng mà nhiều người ngưỡng mộ nhưng thực tế khác xa so với nhiều người nghĩ.
Trên thực tế, mới đây cô ca sĩ 34 tuổi này tiết lộ mình đang phải đấu tranh với một căn bệnh mãn tính trong thời gian dài. Cô chấp nhận chịu đau đớn hàng tiếng đồng hồ để đứng trên sân khấu biểu diễn cho khán giả xem.
Trong buổi biểu diễn ở Las Vegas vào đêm 31/12 vừa qua, nữ ca sĩ đã tiết lộ một chi tiết về cuộc sống của mình khiến nhiều người hâm mộ bị sốc. Đó là cô bị đau thần kinh tọa mãn tính, tình trạng rất nặng.
"Tôi phải đi sang phía bên kia sân khấu. Tôi phải đi lạch bạch trong những ngày này vì bị đau thần kinh tọa rất nặng", cô nói.
Các vấn đề về lưng của Adele bắt đầu khi cô còn là một thiếu niên.
“Tôi gần như bị chứng đau lưng cả nửa đời người”, cô chia sẻ.
Adele cho biết, năm 15 tuổi, sau 1 cơn hắt hơi, cô bị trượt đĩa đệm. Sau này khi trưởng thành, cô bị thoát vị đĩa đệm. Điều này khiến cô gặp khó khăn trong việc gây mê khi sinh mổ.
Sau khi mất 4 năm để giảm 45kg, Adele cho biết mình cảm thấy rất hạnh phúc với cơ thể hiện tại. Cô cho biết, việc tăng cường tập luyện cơ bắp giúp bản thân vượt qua những cơn đau do thần kinh tọa hành hạ.
Cô chia sẻ: “Tôi có cơ bụng săn chắc ở phía dưới, điều trước đây chưa từng có. Lưng của tôi không nhô ra nhiều như trước. Điều đó có nghĩa tôi có thể làm được nhiều việc hơn như chạy loanh quanh chơi với con mình”.
Fan hâm mộ Adele hy vọng căn bệnh thần tượng của mình mắc phải thuyên giảm theo thời gian, để cô có thể tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc.
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa đề cập đến cơn đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh chạy từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm hoặc xương phát triển quá mức gây áp lực lên một phần của dây thần kinh. Điều này gây viêm, đau và thường bị tê ở chân bị ảnh hưởng.
Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng nhưng hầu hết các trường hợp đều khỏi sau vài tuần điều trị. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng, chân yếu, thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phẫu thuật.
- Triệu chứng
Đau dây thần kinh tọa có thể ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh phân bố. Cơn đau còn có khả năng xảy ra từ thắt lưng đến mông, mặt sau của đùi và bắp chân.
Cơn đau thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, nóng rát, thậm chí còn như bị điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân. Một phần của chân có thể bị đau, trong khi phần khác có thể bị tê.
- Khi nào cần đi khám bác sĩ
Đau thần kinh tọa nhẹ thường tự biến mất theo thời gian. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần tới bệnh viện khám. Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám nếu ở trong các trường hợp sau:
Đau đột ngột, dữ dội ở thắt lưng hoặc một chân và tê hoặc yếu cơ ở chân.
Đau sau chấn thương dữ dội, chẳng hạn như tai nạn giao thông.
Khó kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. Nguyên nhân thường là thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc sự phát triển quá mức của xương, đôi khi được gọi là gai xương, hình thành trên xương cột sống. Hiếm gặp hơn, một khối u có thể gây áp lực lên dây thần kinh, hoặc một căn bệnh như tiểu đường có thể làm hỏng dây thần kinh.
- Các yếu tố rủi ro
Các yếu tố rủi ro đối với đau thần kinh tọa bao gồm:
Những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa.
Thừa cân làm tăng căng thẳng cho cột sống.
Công việc đòi hỏi phải vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây đau thần kinh tọa.
Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động dễ bị đau thần kinh tọa hơn những người hay vận động.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
- Biến chứng
Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn khỏi chứng đau thần kinh tọa mà không cần điều trị. Nhưng đau thần kinh tọa có thể làm hỏng dây thần kinh trong trường hợp nặng và dẫn tới những biến chứng như mất cảm giác ở chân, ruột hoặc bàng quang.
Chỉ 1 tháng từ khi được chẩn đoán tới lúc qua đời, căn bệnh ung thư này nguy hiểm như thế nào?
Nguồn: [Link nguồn]