Căn bệnh khiến cầu thủ bóng đá Nga Alexander Kozlov qua đời khi mới 29 tuổi
Cầu thủ bóng đá người Nga, Alexander Kozlov đã qua đời ở tuổi 29, vào ngày 15 tháng 7 năm 2022.
Theo báo cáo của Baza, cầu thủ bóng đá người Nga Aleksandr Kozlov đã qua đời sau do cục máu đông trong một buổi tập luyện.
Kozlov là một trong những tài năng hàng đầu của một thế hệ cầu thủ Nga. Anh chơi cho đội tuyển trẻ quốc gia và chơi trận đầu tiên tại Champions League ở tuổi 17.
Kozlov cũng chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Spartak của Moscow. Trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ, anh đã chơi 28 trận, ghi 1 bàn và kiến tạo 2 bàn.
Anh cũng chơi cho Tyumen, Khimki, Tosno, Fakel, Ararat từ Yerevan, Okzhetpes từ Kazakhstan và Aluston-JBK từ Crimea.
Máu có một “nhiệm vụ bất khả thi”: Nó phải chảy liên tục và lưu thông khắp cơ thể bạn trong suốt cuộc đời, nhưng phải nhanh chóng ngừng lại để tránh tràn ra ngoài khi bạn bị đứt tay hoặc bị thương.
Cục máu đông bình thường sẽ giúp ngừng chảy máu. Nhưng chúng cũng có thể hình thành khi không cần thiết và gây ra cơn đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Cục máu đông có thể gây ra vấn đề gì?
Một cục máu đông bất ngờ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Trong động mạch, nó có thể khiến bạn bị đau tim hoặc đột quỵ. Nếu nó xảy ra trong tĩnh mạch, bạn có thể cảm thấy đau và sưng. Một cục máu đông nằm sâu bên trong cơ thể bạn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), cục máu đông trong phổi gây ra thuyên tắc phổi (PE). Cả hai đều là trường hợp cấp cứu y tế.
Điều gì gây ra cục máu đông?
Các mảng cholesterol dạng sáp hình thành trong động mạch sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Nếu mảng bám vỡ ra, chúng sẽ bắt đầu quá trình đông máu. Hầu hết các cơn đau tim và đột quỵ xảy ra khi một mảng bám trong tim hoặc não đột nhiên vỡ ra.
Cục máu đông cũng có thể hình thành khi máu không lưu thông bình thường. Nếu nó đọng lại trong mạch máu hoặc tim, thì các tiểu cầu có nhiều khả năng dính vào nhau hơn. Rung tâm nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là hai tình trạng máu di chuyển chậm có thể gây ra các vấn đề về đông máu.
Đối tượng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông
- Đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc phải ngồi nhiều giờ trên máy bay hoặc ngồi xe lăn
- Bị thừa cân hoặc béo phì
- Bị tiểu đường hoặc cholesterol cao
- Trên 60 tuổi
Dấu hiệu cho thấy cục máu đông đã hình thành
- Sưng bắp chân
Khi cục máu đông làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu, nó có thể tích tụ trong mạch và khiến mạch sưng lên. Nếu nó xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân, thì đó thường là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Nhưng cũng có trường hợp cục máu đông xuất hiện ở tay hoặc bụng.
- Thay đổi màu da
Nếu cục máu đông làm tắc tĩnh mạch ở tay hoặc chân của bạn, chúng có thể trông hơi xanh hoặc hơi đỏ. Da cũng có thể bị đổi màu do tổn thương mạch máu sau đó. Huyết khối gây thuyên tắc phổi có thể làm cho da nhợt nhạt, hơi xanh và đổ mồ hôi.
- Đau
Đau ngực đột ngột, dữ dội có thể là cục máu đông đã vỡ ra và gây ra thuyên tắc phổi. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông trong động mạch khiến bạn bị đau tim. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở cánh tay, đặc biệt là bên trái. Cục máu đông thường gây đau ở vị trí của nó, chẳng hạn như ở cẳng chân, dạ dày hoặc dưới cổ họng.
- Khó thở
Đây là một triệu chứng nghiêm trọng. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có cục máu đông trong phổi hoặc tim. Tim của bạn cũng có thể đập nhanh, đau ngực, đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu.
- Đau đầu
Áp lực tăng lên khi máu không thể lưu thông bình thường. Sự tắc nghẽn nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến đột quỵ. Khi không có oxy từ máu, các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút. Cục máu đông trong não có thể gây đau đầu, lú lẫn, co giật, khó nói và suy nhược, đôi khi chỉ ở một bên cơ thể.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm vì các biến chứng của bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn đông chảy máu do giảm tiểu cầu.
Nguồn: [Link nguồn]