Cài đồng hồ báo thức nhiều lần có hại cho sức khỏe không? Thay đổi ngay thói quen này
Nhiều người có thói quen đặt báo thức nhiều lần mới có thể thức dậy được vào buổi sáng.
Theo thống kê, có hơn 20% số người được hỏi đặt báo thức nhiều lần trước khi tỉnh dậy.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, nồng độ adenosine trong cơ thể tăng lên sau nhiều lần thức dậy, khiến mọi người cảm thấy buồn ngủ hơn, có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính.
Adenosine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng trong não, giúp điều hòa giấc ngủ. Nồng độ adenosine tăng dần khi não thức. Vì vậy, một người càng thức lâu thì họ càng buồn ngủ.
Nồng độ adenosine giảm trong khi ngủ. Caffeine trong cà phê, trà và các loại đồ uống khác ức chế giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine.
Không nên đặt nhiều đồng hồ báo thức, việc liên tục ngủ thêm vài phút là vô nghĩa. Giấc ngủ chập chờn này chỉ khiến đầu óc thêm uể oải. Ngủ lại sau khi chuông báo thức kêu có thể dẫn đến ngủ sâu và ngủ quên, thường làm rối loạn đồng hồ sinh học.
Nếu khó thức dậy, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức cách xa giường, khi chuông báo thức reo, bạn sẽ buộc phải dậy để tắt đồng hồ.
Ngoài ra, hãy mở rèm ngay khi bạn thức dậy, hoặc thậm chí không đóng rèm, để ánh sáng tự nhiên từ từ tràn vào buổi sáng. Ánh sáng kích thích các tế bào cảm quang trong võng mạc và gửi tín hiệu đánh thức đến não.
Những hiểu lầm về giấc ngủ
Ngáy đồng nghĩa với giấc ngủ ngon
Ngáy nặng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và giảm giấc ngủ sâu, dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày, giảm khả năng làm việc. Nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp, bệnh tim mạch và mạch máu não, đột tử, suy giảm chức năng nhận thức và chức năng tình dục thấp.
Melatonin không phải là thuốc và không có tác dụng phụ nếu dùng thường xuyên
Mặc dù melatonin ngoại sinh có thể cải thiện giấc ngủ, nhưng melatonin chỉ có hiệu quả đối với chứng rối loạn nhịp sinh học do lệch múi giờ hoặc làm việc theo ca, và tính an toàn của việc sử dụng melatonin lâu dài vẫn chưa rõ ràng.
Thức khuya không sao, miễn là ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không thể bù đắp, dù có đủ thời gian ngủ nhưng thức khuya có thể gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó dễ dẫn đến mất ngủ, các vấn đề về cảm xúc,... Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể, nguy cơ mắc các bệnh về thể chất của con người cũng tăng cao. Thiếu ngủ trong thời gian dài, não không thể loại bỏ rác một cách hiệu quả, có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù bận rộn thế nào bạn cũng nên ngủ trưa vì giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe.