Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt

Người bị kiến ba khoang cắn không được tự ý mua thuốc điều trị, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm viêm, phù nề, ngứa.

Cơ  thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang… nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn mà gây lở loét viêm da,...

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt - 1

Cách phòng tránh khi bị kiến ba khoang tấn công

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, " Người bị kiến ba khoang cắn không được tự ý mua thuốc điều trị, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm viêm, phù nề và ngứa. Sau đó, dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có corticoid để chống nhiễm trùng và viêm. Một liệu trình tối thiểu 7-10 ngày, thậm chí 3 tuần".

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh, tiêu diệt kiến ba khoang:

- Bỏ màn khi ngủ

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa

- Đóng cửa bật điều hòa

- Vệ sinh quần áo

- Đến ngay cơ sở y tế khi bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến.

Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ngà (Báo giao thông)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN