Cách uống nước chanh ấm mật ong giúp tăng cường sức khỏe, 6 điều nên tránh

Sự kiện: Sống khỏe

Uống 1 cốc nước ấm với chanh vào buổi sáng được chứng minh là cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới của bạn.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khẳng định không có lý do gì để không uống nước chanh pha mật ong mỗi ngày, đây là cách để làm dịu cơn đau họng, giúp tiêu hóa và thải chất độc trong cơ thể để có làn da đẹp. Ngoài ra, uống nước chanh mật ong còn có nhiều lợi ích về sức khoẻ khác như giúp cơ thể giữ nước và hỗ trợ giảm cân.

3 thời điểm uống nước chanh mật ong tốt nhất trong ngày

Cách uống nước chanh ấm mật ong giúp tăng cường sức khỏe, 6 điều nên tránh - 1

- Sau khi thức dậy: Sau khi thức dậy, dạ dày đang trống rỗng, bạn có thể uống 1 ly nước chanh + mật ong để cải thiện chứng táo bón, làm sạch dạ dày và bổ sung nước cùng với Vitamin C cho một ngày làm việc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên pha một vài giọt nước cốt chanh, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

- Sau bữa ăn: Bạn có thể uống 1 ly nước chanh mật ong sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5 - 2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn của bạn.

- Buổi tối: ngoài ra bạn có thể uống chanh + mật ong vào buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước 8 – 9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

6 lưu ý cần tránh khi dùng nước chanh 

Vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của quả chanh. Ảnh minh họa

Vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của quả chanh. Ảnh minh họa

Không vắt chanh lấy nước bỏ vỏ

Thật không may khi có một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi thưởng thức nước chanh là vứt vỏ chanh. Đó là một cách pha chế sai lầm.

Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.

Không pha nước chanh quá nóng hoặc quá lạnh

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.

Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Không uống nước cốt chanh đậm đặc

Nhiều người thường nghĩ, uống nước chanh theo cách nào cũng được. Bởi thế họ uống trực tiếp nước cốt chanh. Sau đó mới tráng nước lọc.

Nhưng do chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường ruột.

Không uống mà không có ống hút

Hãy nhớ, nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.

Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh.

Không uống khi bụng đói hoặc bị đau dạ dày

Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày. Tốt nhất chỉ nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút để tiêu hóa tốt hơn.

Đối với những người đang mắc bệnh về dạ dày không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc chỉ nên uống 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần vài giọt nước cốt chanh. Bởi axit trong chanh khi vào dạ dày sẽ gây kích thích dạ dày khiến dịch Axit tiết ra nhiều hơn, gây nên chứng ợ chua.

Không uống khi thấy lạnh trong người hoặc mệt mỏi

Đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh.

Nguyên nhân là do chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh báo sai lầm rất dễ mắc trong phòng dịch Covid-19

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cảnh báo việc dùng cồn 90 độ để rửa tay hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN