Cách thở khí đơn giản “đánh bay” đau, mỏi, nghẹt tắc mũi, xoang

Sự kiện: Sống khỏe

Lương y Cao Ngọc Lâm chia sẻ, có nhiều cách nâng cao sức khỏe phổi và cơ thể trong mùa dịch COVID-19, trong đó có bài thở khí giúp những chỗ đau, mỏi tan biến nhanh. Nếu bị nghẹt mũi, xoang, tắc mũi cũng nhanh khỏi.

Thở khí rất quan trọng để nuôi dưỡng từng tế bào

Để có sức khỏe tốt, muốn dưỡng sinh trường thọ chúng ta cần nuôi dưỡng 3 gốc: Tinh - Khí - Thần như là tam bảo của sinh mệnh.

Tinh là dinh dưỡng chúng ta ăn vào, cách sinh hoạt ngủ, nghỉ hợp lý (để nạp năng lượng vào và xả ra phải cân bằng).

Khí là nguyên khí - khởi đầu của trời đất, là tổ nguồn của vạn vật. Nguyên khí còn gọi là sự sống, là gốc rễ của con người.

Lương y Cao Ngọc Lâm

Lương y Cao Ngọc Lâm

Nguyên khí được bảo vệ thì tinh thần chúng ta được quân bình (vui vẻ, hạnh phúc, nhiệt huyết, tích cực). Ngược lại tinh thần bấn loạn, luôn ở trạng thái buồn, lo, bất an thì nguyên khí sẽ bị tiêu hao nhanh chóng , làm tổn hại đến sự sống.

Trong cuộc sống, khí ô xy rất quan trọng vì là nguồn năng lượng cho sự sống. Nếu thường xuyên rèn luyện, thể dục công phu thì sẽ đưa khí ô xy vào nuôi dưỡng cơ thể tối ưu (qua các bài tập nạp năng lượng sức khỏe, tinh thần...).

Sức khỏe tinh thần là một trạng thái an lạc mà mỗi cá nhân có được, có thể làm việc một cách tích cực và đóng góp cho cộng đồng.

Thực tế cho thấy, nếu ngừng ăn uống lâu sẽ suy nhược cơ thể. Chúng ta có thể ngưng ăn 3-4 tuần, 1-2 tháng vẫn sống. Nhưng không thở nạp khí 5-10 phút thì không sống được nữa. Việc thở khí vì vậy rất quan trọng, để giúp cân bằng năng lượng - là phần ánh sáng trong cơ thể.

Theo đó, năng lượng phần khí quan trọng đứng trên cả phần huyết dinh dưỡng. Khí huyết lưu thông mới giúp năng lượng duy dưỡng, cơ thể thải độc thông qua khí.

Vòng tiểu chu thiên. Ảnh minh họa.

Vòng tiểu chu thiên. Ảnh minh họa.

Thở khí là phương pháp thở bụng và di chuyển khí đi qua các đại huyệt Mệnh môn, Đại chùy để thận và phổi nạp nhiều ô xy, cơ thể thông lạc. Khi cơ thể thông thì con người không bị đau bệnh, mà khỏe mạnh thì mới nạp khí mới và xả chược khí ra ngoài. Nếu không nạp xả được thì cơ thể mất cân bằng, lâu dần nội tạng suy yếu mà sinh bệnh, rồi xâm lấn ra các tạng phủ khác. Bệnh nan y ban đầu cũng do tắc nghẽn lâu ngày mà thành.

Phương pháp thở miệng ở đây là vận khí công sẽ đẩy CO2 ra khỏi cơ thể nhanh hơn, thông hơn. Tập thở khí hằng ngày để nhận năng lượng, cảm nhận khí hàng ngày. Bài tập đơn giản, dễ thực hiện qua sơ đồ vòng Tiểu chu thiên là di chuyển khí, ép khí đi lên các huyệt Mệnh môn, Đại chùy, Bách hội, Nhân trung rồi về lại Đan điền, thở khí ra, giúp thông kinh lạc nhanh, đưa ô xy tới tận sâu các tế bào (phân tách các gốc CO - là nguyên nhân chính gây xơ cứng mạch, là cách giúp kinh lạc thông nhanh qua thở bụng và di chuyển khí).

Lương y Cao Ngọc Lâm hướng dẫn người dân tập thở khí

Lương y Cao Ngọc Lâm hướng dẫn người dân tập thở khí

Thực hành cách thở khí

Thông trong thở khí quan trọng là tâm trí ta được thông. Tâm trí rất quan trọng, chiếm 99% để chúng ta được an lạc, vui vẻ.

Theo nguyên lý Đông y thì có Thông mới nạp được mới, xả được cũ. Còn Thống là tắc mà sinh bệnh.

Khi có vấn đề về sức khỏe thì áp dụng nguyên lý thở khí để thông kinh, hoạt lạc trước, kết hợp ăn uống thiền định để năng lượng, ô xy vào cơ thể nhanh hơn. Những người mới bắt đầu tập thở thì hãy làm như sau:

Hãy ngồi thẳng đầu và lưng , để từ huyệt Bách hội đến Hội âm thành đường thẳng. Có thể ngồi bán kiết già, kiết già, để tay phải ngửa chồng lên tay trái và cả hai tay đặt vào Đan điền (bụng dưới rốn 1 lóng ngón tay). Hoặc ngồi trên ghế. Hai chân vuông góc xuống đất. Hai tay đặt ngửa trên đùi.

Bước 1: Hít khí từ mũi (hãy nghĩ là hít vào đầy sự biết ơn và niềm vui) di chuyển khí xuống vùng Khí hải (Đan điền). Phình bụng căng lên, nín lại giữ 5 nhịp rồi hóp bụng thở ra bằng miệng hết hơi thì ngừng nín lại (cách thở miệng để đẩy CO2 ra ngoài hơn).

Quá trình di chuyển khí 3-5 giây thì thở ra (hãy nghĩ là thở ra với sự bình an và mỉm cười).

Bước 2. Hít khí sâu từ mũi, phình bụng di chuyển khí xuống Đan điền, giữ căng bụng và nín 5 nhịp giữ khí ở đó, rồi dùng tâm và ý điều khiển khí từ từ đẩy qua huyệt Hội âm kéo lên tới huyệt Mệnh môn phía sau, giữ khí ở đó, bụng hóp lại thở ra bằng miệng hết hơi thì ngừng nín lại (thở ra với tất cả sự bình an và mỉm cười )

Nguyên lý đưa khí tới huyệt Mệnh môn để đưa ô xy thông tới các vùng nội quan như dạ dày, gan ruột…

Bước 3: Thở tương tự như trên nhưng dẫn khí tới huyệt Đại chùy nhằm đả thông các kinh lạc, thông phổi, tim mạch, giúp cho phổi, tim hoạt động tốt hơn, người có bệnh suy thận, các vấn đề dạ dày hồi phục nhanh sau 3-7 ngày luyện tập nhờ cơ thể cân bằng hơn. Đại chùy là nơi nạp khí cho phổi, tim mạch. Khi suy yếu tim mạch thì hệ hô hấp suy yếu theo.

Bước 4: Dẫn khí tới huyệt Bách hội Kết hợp ăn uống theo nguyên lý âm dương, kiềm a xít để cơ thể tự chữa lành. Nguyên lý đưa lên Bách hội rồi trở lại vùng Khí hải hóp bụng rồi thở ra. 

Chuyển khí từ Đan điền qua huyệt Hội âm phải hóp bụng để không bị thoát khí. Ảnh minh họa.

Chuyển khí từ Đan điền qua huyệt Hội âm phải hóp bụng để không bị thoát khí. Ảnh minh họa.

Quan trọng là khi chuyển khí từ Đan điền ra Mệnh môn phải đi qua huyệt Hội âm thì mọi người cần nhíu hậu môn để đóng chặt lại kẻo khí thoát ra ngoài mất. Đóng chặt hậu môn thì khi hóp bụng hít khí vào sâu rồi kéo ra sau lưng đẩy lên tác động vào vùng mệnh môn – khí sẽ làm thông rất nhanh và dễ dàng.

Những người mới tập ban đầu hơi thở ngắn, trướng bụng… tập luyện hơi thở sẽ thông dài và hết trướng bụng.

Bài thở này người có bầu cũng vẫn tập được, tuy hơi khó chịu một chút, nhưng khi vào nuôi dưỡng thai nhi và các cơ quan nội tạng giúp mẹ khỏe mạnh, khi vượt cạn sinh con biết thở sâu, thở đều sẽ bớt vất vả, đau đớn.

Thở khí kết hợp thiền, hay tập thể dục đều rất tốt. Ảnh minh họa.

Thở khí kết hợp thiền, hay tập thể dục đều rất tốt. Ảnh minh họa.

Bài vận khí cơ bản tóm lại là: Thả lỏng, nhắm mắt để dễ tập trung hít sâu mũi - căng ngực hít khí - phình bụng - đóng hậu môn - hóp bụng sát và dùng trí lực kéo khí ra sau huyệt Mệnh môn – Đại chùy – Bách hội – trở lại Đan điền rồi mới thở ra chậm đều bằng miệng. Thở như thế những chỗ đau, mỏi sẽ tan biến nhanh. Người bị nghẹt mũi, xoang… tập cũng khỏi.

Một số người hít vào thấy nặng cổ, ngực – cho thấy ngực phổi của họ không thông, nhưng khí vẫn xuống phổi. Có những huyệt khí đi qua thấy mỏi – đó là do năng lượng bổ sung ô xy vào huyệt, giúp thông khí, không sao cả và bạn cứ tập luyện. Tập một hồi còn ra mồ hôi vì vận khí. Chỉ cần ngồi vận khí, thiền định là cơ thể bảo toàn năng lượng rất nhanh. Cách thở khí này nếu kết hợp nhịn ăn sẽ thanh lọc cơ thể 1 đến 3 ngày rất tốt.

Lưu ý khi thở khí:

- Đóng hậu môn để không bị thoát khí. Tập đóng hậu môn càng lâu càng tốt. Về già yếu nhiều người không kiểm soát được đại tiểu tiện là do vùng cơ đó bị yếu, muốn sinh lực khỏe phải rèn luyện để co cơ hậu môn tốt.

- Thẳng lưng – đầu để điều khiển trí lực di chuyển khí đi tốt nhất.

- Hàng ngày tập thở khí 5-10 phút sẽ rất tốt. Nếu là người bị suy nhược phải nằm, thở cách này thì kinh lạc thông, họ có thể dậy đi lại được.

- Đan điền – là nơi hít khí vào và chuyển thành loại khí khác (gọi là Tiên thiên khí). Quá trình dịch chuyển khí hãy nghĩ tới tình yêu thương và lòng biết ơn, có thể nghĩ và yêu thương tới những người thân trong nhà, biết ơn và nhận hiện hữu.

- Về ăn uống: Ăn ít thịt, dùng ít đường, thuốc lá, nước có ga, các thực phẩm đồ ăn độc hại, tránh stress, lo lắng, sợ hãi, tức giận… vì sẽ làm cơ thể sinh ra chất độc, a xít hóa gia tăng.

Thở khí kết hợp tập thể dục, hít thở sâu để cân bằng cơ thể nhanh. Đừng để trạng thái mất cân bằng lâu mà sinh ra bệnh tật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Cao Ngọc Lâm ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN