Cách phòng tránh đột quỵ ngày nắng nóng

Sự kiện: Sống khỏe

Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh khỏi đột quỵ bằng những cách sau.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do bị đột quỵ. Đây mới là thời điểm đầu hè và con số này sẽ còn gia tăng khi theo dự báo tình hình nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.

Cách phòng tránh đột quỵ ngày nắng nóng - 1

Nhiều bệnh nhân bị đột quỵ lần 2 đến với Khoa Cấp cứu trong tình trạng nặng. (Ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ.

Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

Bác sĩ Đào Việt Phương - Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để hạn chế đột quỵ xảy ra thì đó là dự phòng cấp 1.

Còn khi đã bị đột quỵ được xuất viện thì phải dự phòng cấp 2, sử dụng thuốc và các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ đều đặn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý bỏ thuốc và đã bị đột quỵ lần 2 với mức độ nặng tăng lên.

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ lần 2 đến với Khoa Cấp cứu trong tình trạng nặng và khó có cơ hội phục hồi hoàn toàn.

Vì vậy, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Đột quỵ điều trị thành công hay không phụ thuộc vào việc người bệnh đến cơ sở y tế sớm hay muộn.

Để tránh đột quỵ vì nắng nóng, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng khuyến cáo khuyên mọi người cố gắng tránh làm việc lâu trong môi trường nắng nóng. Nên cố gắng đảm bảo thoáng gió. Vì môi truồng không thoáng gió không bay hơi mồ hôi để giảm thân nhiệt được. Mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi tốt. Đảm bảo uống đủ nước. Ở ngoài nâng phải có đầy đủ phương tiện che nâng, kem chống nắng…

Nếu phát hiện có người say nắng phải nhanh chóng đưa vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, quạt mát hay lau nước mát trên da để hạ thân nhiệt. Cho uống nước. Nếu xuất hiện hôn mê, co giật, sốc phải đưa vào cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần có một khoảng thời gian giúp cơ thể thích nghi, không nên vội bước từ nhà ra ngoài ngay lập tức.

Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích ứng với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng và có thể đột quỵ.

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội. Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu và tạo thông thoáng đường thở. Tiếp đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở cho bệnh nhân.

Bác sĩ trẻ đột quỵ, tử vong sau khi đá bóng trong ngày nắng nóng

Đang tham gia một trận bóng, nam bác sĩ bỗng ngã xuống rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN