Cách phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến và phòng ngừa căn bệnh này

Tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đến viện được chẩn đoán đã ở giai đoạn di căn xa.

Theo chia sẻ của các bác sĩ Khoa Nội 3, Bệnh viện K, ung thư tiền liệt tuyến là một trong những ung thư thường gặp nhất ở nam giới.

Tại Việt Nam, bệnh đứng hàng thứ 5 về tỷ lệ mắc trong các bệnh ung thư ở nam giới. Phát hiện sớm bệnh ung thư tiền liệt tuyến dựa vào xét nghiệm PSA và thăm khám trực tràng bằng tay.

Theo khuyến cáo, nên xét nghiệm và khám cho nam giới từ 45 tuổi trở lên và từ 40 tuổi đối với nam giới có đột biến gen BRCA1, BRCA2 hoặc nam giới chủng tộc châu Phi, châu Mỹ.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân đến viện được chẩn đoán đã ở giai đoạn di căn xa. Các vị trí di căn hay gặp của ung thư tiền liệt tuyến là xương, hạch ổ bụng, phổi, gan, hiếm khi di căn não.

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn di căn là cải thiện các triệu chứng hiện tại của người bệnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, cụ thể là giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2. Ở những giai đoạn sớm, ung thư tuyến tiền liệt sẽ được các bá sĩ điều trị tích cực nhằm bài trừ triệt để các tế bào ác tính. Ung thư tuyến tiền liệt ở những giai đoạn đầu, nếu đáp ứng điều trị tốt, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn ít để lại di chứng. 

Nếu phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 3 và 4 thì khả năng điều trị thành công sẽ giảm đi. Vì ung thư tuyến tiền liệt phát triển khá chậm, đến khi độ tuổi cao thì việc phát hiện ra chúng cũng rất khó khăn để điều trị. Do đó, phòng và phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến là việc đầu tiên chúng ta cần thực hiện trước khi chữa trị chúng.

Phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến bằng cách:

- Thăm khám trực tràng.

- Định lượng PSA: PSA là chất chỉ điểm ung thư tuyến tiền liệt đặc hiệu. Nếu PSA nhỏ hơn 4ng/ml, khả năng mắc ung thư tiền liệt tuyến là 15%. Nếu PSA từ 4 đến 10, khả năng bị bệnh là 25%. Còn PSA cao hơn 10, nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến lên đến 67%.

- Siêu âm qua ổ bụng hoặc qua đầu dò trực tràng và sinh thiết nếu có nghi ngờ tổn thương.

- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ vùng bụng, vùng khung chậu đánh giá mức độ xâm lấn.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định mức độ xâm lấn của ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 100%. Chính vì thế, người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để được điều trị kịp thời, hiệu quả.

Để phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến mọi người nên:

- Có chế độ ăn uống lành mạnh ít thịt đỏ, bổ sung nhiều chất xơ.

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

- Vận động thể dục hợp lý.

- Chế độ sinh hoạt khoa học, đều đặn.

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm với nam giới, nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến vô sinh, thậm chí là tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Ung thư tuyến tiền liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN