Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày

Sự kiện: Ung thư

Ung thư dạ dày là một bệnh hay gặp ở người trên 50 tuổi. Ung thư dạ dày gây tử vong nhiều là do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn không còn sớm.

Theo thống kê, tại Việt Nam, ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 ở cả nam và nữ sau ung thư gan và ung thư phổi. 

Tại các nước Phương Tây, mặc dù y học tiến bộ nhưng 80% bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật hoặc còn khả năng phẫu thuật nhưng lại tái phát trong vòng 5 năm, vì thế mà tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 5 - 10% số trường hợp.

Việc điều trị ung thư dạ dày sớm cũng đơn giản hơn rất nhiều so với ung thư ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Bệnh nhân không cần điều trị hóa chất, không phải chịu đựng phẫu thuật. 

Ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần tiến hành nội soi dạ dày để cắt hớt niêm mạc hoặc cắt tách niêm mạc có nghĩa là tiến hành lấy toàn bộ vùng niêm mạc bị ung thư qua nội soi đường miệng với chất lượng sống tốt như người bình thường.

Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 ở cả nam và nữ sau ung thư gan và ung thư phổi.

Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 ở cả nam và nữ sau ung thư gan và ung thư phổi.

Thế nào là ung thư dạ dày giai đoạn sớm?

* Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là khi tổn thương ung thư chỉ nằm ở lớp niêm mạc chưa xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc hoặc xuống lớp dưới niêm mạc nhưng chưa quá 500 µm. 

Bình thường, thành dạ dày có 4 lớp từ trong ra ngoài:

- Lớp niêm mạc, 

- Lớp dưới niêm mạc, 

- Lớp cơ, 

- Ngoài cùng là lớp thanh mạc.

* Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có nghĩa là hầu như chưa có di căn nơi khác vì lớp niêm mạc không có mạch máu và cũng chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Vì vậy, chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày - 2

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Nhận biết ung thư dạ dày sớm bằng phương pháp nội soi

- Ung thư dạ dày giai đoạn sớm hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng, thường phát hiện được tình cờ khi nội soi. 

- Khi có biểu hiện triệu chứng như đau bụng, chán ăn, đầy bụng, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen là khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Phương pháp tốt nhất để phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm là tiến hành nội soi. Tổn thương ung thư sớm có thể rất nhỏ chỉ 2-3 mm trên hình ảnh nội soi, nhưng cũng có thể tới 3 - 4 cm mà vẫn còn ở giai đoạn sớm.

Tại Nhật Bản hiện nay, ngoài nội soi, các bác sĩ vẫn còn sử dụng phương pháp chụp dạ dày với đối quang kép để sàng lọc ung thư dạ dày sớm trong cộng đồng. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian, trong thực tế ở Việt Nam ít khi chụp dạ dày bằng phương pháp đối quang kép.

Như vậy, đối với Việt Nam chỉ có phương pháp duy nhất để phát hiện ung thư dạ dày sớm là bằng nội soi.

Nội soi đường tiêu hóa - cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh ung thư.

Nội soi đường tiêu hóa - cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh ung thư.

Xét nghiệm máu có giá trị chẩn đoán ung thư dạ dày sớm?

Tại Nhật Bản, xét nghiệm máu CA 72- 4 và các xét nghiệm khác không có giá trị để chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, khi ung thư mà có tăng CA 72 - 4 hoặc các chỉ số ung thư khác thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Mặt khác, khi xét nghiệm thấy các chỉ số này tăng thì cũng không đặc hiệu cho ung thư dạ dày, có nghĩa là chưa chắc người này đã bị ung thư dạ dày hay một loại ung thư nào khác, các xét nghiệm này có thể tăng do nhiều yếu tố, kể cả bị viêm nhiễm.

Vì vậy, việc xét nghiệm các chỉ số trong máu để chẩn đoán ung thư dạ dày là hoàn toàn không chính xác và cũng không được các nước trên thế giới khuyến cáo sử dụng để phát hiện ung thư dạ dày sớm.

Muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm cần có kế hoạch nội soi dạ dày khi không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tất cả mọi người trưởng thành đều được nội soi thì sẽ gây tốn phí không cần thiết và ngành y tế không thể đáp ứng được nhu cầu này. Vì vậy, cần tiến hành nội soi để phát hiện ung thư sớm cho những đối tượng có nguy cơ cao hay dễ bị ung thư dạ dày. 

Theo khuyến cáo, việc khám sức khỏe định kỳ với tất cả mọi người nên 1 lần mỗi năm là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư, đặc biệt là có tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư như ung thư thực quản - dạ dày hoặc thường xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ như thói quen ăn đồ muối chua mặn, hút thuốc lá thường xuyên, làm việc trong môi trường ô nhiễm... cũng cần tầm soát bệnh sớm.

Kinh nghiệm xương máu của chàng trai bị ung thư dạ dày khi mới 27 tuổi

“Tuyệt đối đừng phạm sai lầm giống tôi khi còn trẻ”, là câu nói đầy chua xót khi anh phát hiện ra mình bị bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TS. BS. Vũ Trường Khanh - Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, BV Bạch Mai ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN