Cách để hạ axit uric trong máu khi bạn bị bệnh gút
Một số biến chứng sức khỏe có thể phát sinh do tăng axit uric máu bao gồm bệnh gút, bệnh thận, tiểu đường và các vấn đề tim mạch.
Theo Times Now, chất thải từ quá trình tiêu hóa thức ăn giàu purin được gọi là axit uric. Tuy nhiên, đôi khi, việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây hại cho cơ thể.
Tình trạng được đánh dấu bằng sự dư thừa axit uric trong máu được gọi là tăng axit uric máu. Một số biến chứng sức khỏe có thể phát sinh do tăng axit uric máu bao gồm bệnh gút, bệnh thận, tiểu đường và các vấn đề tim mạch.
Nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như chế độ ăn uống, lối sống, cân nặng, ... có thể khiến bạn có nguy cơ tăng axit uric máu, tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng các biện pháp thích hợp.
Dưới đây là một số cách để bạn có thể kiểm soát nồng độ axit uric của mình:
Hạn chế uống rượu, bia
Những bất lợi của việc uống rượu, bia ai cũng biết nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric? Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu, bia hoặc kiêng nó hoàn toàn.
Uống nhiều rượu bia khiến lượng axit uric trong cơ thể càng tăng lên. Ảnh: NHẬT LINH
Hạn chế thức ăn giàu purin
Những hợp chất hóa học này có trong thực phẩm có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thực phẩm như cá mòi, bia, một số loại thịt,... có chứa purin có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Hạn chế ăn đường
Nếu lo lắng về mức axit uric của mình, bạn có thể nên tránh xa đường. Nồng độ axit uric cao có nhiều khả năng là do lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn, do đó, điều quan trọng là phải lưu ý đến chế độ ăn uống.
Quản lý mức insulin
Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động bất lợi của mức insulin cao đối với nồng độ axit uric của cơ thể. Mối liên hệ giữa insulin và nồng độ axit uric này rất quan trọng, vì nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2 đối với mức axit uric của cơ thể.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì hoặc thừa cân tác động nhiều tới sức khỏe của chúng ta. Nó có thể khiến cơ thể có nguy cơ bị các biến chứng như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,...
Do đó, việc chăm sóc cân nặng và rèn luyện các thói quen như ăn uống lành mạnh, vận động cơ thể, cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn là điều cần thiết, theo Times Now.
Nguyên nhân chính của bệnh gout là từ chế độ ăn uống bất hợp lý và sinh hoạt không điều độ mà ra.
Nguồn: [Link nguồn]