Cách chữa ho hữu hiệu, đơn giản từ quả la hán
Quả la hán được ví như "thực phẩm chức năng", rất tốt để làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho do viêm họng, viêm phế quản…
Quả la hán rất tốt để làm dịu cơn ho do viêm họng, viêm phế quản.
Quả la hán không chỉ có tác dụng làm nước uống giải khát ngon, dễ chế biến, mà nó còn có công dụng rất tốt để điều trị bệnh.
Loại quả này có tác dụng tốt để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp cải thiện huyết áp thấp và điều trị táo bón kinh niên. Những bệnh nhân tiểu đường hay béo phì cũng được khuyên nên sử dụng quả thường xuyên để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh.
Với người bình thường, có thể sử dụng như một loại nước giải khát trong những ngày trời nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì với những người có thể chất “dương hư”, biểu hiện như thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng... thì không nên lạm dụng.
Cách dùng quả la hán chữa bệnh
Chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.
Chữa viêm thanh quản (mất tiếng): La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.
Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc lấy nước uống; hoặc la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm nhừ, nêm gia vị ăn.
Chữa ho đờm: la hán 20g, tang bạch bì 12g, sắc lấy nước uống trong ngày.
Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm.
Chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Trị cảm nóng và khát: Lấy một quả la hán bổ đôi quậy đều trong nước sôi uống thay trà.
La hán quả thuộc loại cây dây leo, mọc hoang hay được trông tại vùng Tây NamTrung Quốc.
La hán sau khi phơi khô có màu nâu vàng sẫm, hơi bóng có lông nhung, hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5-8 cm. Quả giòn dễ vỡ sau khi vỡ mặt trong có màu trắng vàng, xốp nhẹ. Hạt bên trong bẹt hình tròn trong hạt có hai lá mầm, vị ngọt.
Quả la hán tốt là quả tròn, lớn, cứng chắc, màu nâu vàng, lắc không kêu.