Cách ăn uống nên học từ bây giờ để phòng ngừa ung thư dạ dày
Qua những nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây ung thư dạ dày phần nhiều là có liên quan đến thói quen ăn uống và các bệnh về dạ dày.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến đứng thứ 5 trong các căn bệnh ung thư thường gặp. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và các cơ quan khác của cơ thể như thực quản, phổi, gan. Nó là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi gặp phải các dấu hiệu như: Đau bụng, buồn nôn, khó nuốt, suy nhược toàn thân, thiếu máu,… bạn nên đến bệnh viện ngay để được khám và siêu âm vì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày:
Ảnh minh họa
- Nhiễm khuẩn HP và nguyên nhân gen di truyền là yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày như loét dạ dày tá tràng, viêm gan, xơ gan,…
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn mặn, đồ nướng, chiên, rán…
- Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,…
- Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên, làm việc quá sức, không có thời gian ngủ nghỉ.
Hiểu được cách phòng tránh ung thư dạ dày có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên hình thành một số thói quen hàng ngày nhằm hạn chế khả năng mắc ung thư dạ dày.
Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh
Tốt nhất, nên ăn đúng giờ, đúng lượng. Tránh ăn quá nhiều một thời điểm hay ăn quá nhanh, tập ăn chậm nhai kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày. Vì nếu không những hành vi này đều gây kích thích, làm tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ung thư dạ dày.
Ngoài ra, nên bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào nhằm giúp phòng tránh ung thư dạ dày.
Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã nấm mốc
Có rất nhiều thực phẩm rất dễ bị nấm mốc, nhất là các loại hạt như hạt hướng dương, lạc, đậu nành... hay một số thực phẩm khô khác như ngũ cốc, bánh kẹo hay cá khô...
Mốc là do nhiễm khuẩn gây ra trong số các loại nấm có những chân khuẩn sản sinh ra độc tố, là chất gây ung thư rất mạnh.
Hạn chế các món ăn muối
Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn các loại thực phẩm ướp muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Thực tế cho thấy các món ăn như cá muối, dưa cà muối chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp. Dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể hợp thành hợp chất nitrosamines, một chất gây ung thư rất mạnh.
Không những thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo muối cũng là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tế bào gây ung thư dạ dày.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp… hiện đang rất được nhiều người yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Tuy nhiên chúng ta đều không ngờ rằng trong chúng lại ẩn chứa nguy cơ gây ung thư dạ dày cao do có chứa nhiều nitrit – thành phần giúp duy trì màu và ngăn sự phát triển của vi khuẩn
Thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao
Đa số các món ăn như gà rán, khoai tây chiên, bánh mì rán... đều được chế biến ở nhiệt độ cao. Khi đó, các chất trong thực phẩm sẽ chuyển hóa thành acrylamid – một chất gây ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, những thực phẩm dùng dầu nóng nấu đi nấu lại nhiều lần cũng có chứa chất gây ung thư giống như vậy.
Hạn chế dùng đồ uống có cồn
Bia, rượu còn là 1 trong một số yếu tố gây hại dạ dày như kích ứng niêm mạc dạ dày, viêm loét…Đặc biệt, ai gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa nên để ý khi dùng những đồ ăn này. Do chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng.
Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 15.000 người chết vì ung thư dạ dày. Đây là bệnh thuộc top 4 bệnh ung thư người Việt thường...