Các yếu tố khiến bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn
Trong số nhiều bệnh truyền nhiễm, sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
Hiện tại, nhiều quốc gia châu Á đang ghi nhận số lượng lớn ca mắc sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như sốt cao, nhức đầu, đau cơ, đau khớp và phát ban. Đối với hầu hết các cá nhân, các triệu chứng này có thể kiểm soát được và giảm dần trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể tiến triển thành dạng nghiêm trọng được gọi là sốt xuất huyết nặng. Dạng nghiêm trọng này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm chảy máu nghiêm trọng, suy các cơ quan và sốc.
Các yếu tố góp phần vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Đã từng mắc trước đây: Những người đã bị nhiễm 1 kiểu huyết thanh của virus sốt xuất huyết trước đó có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết nặng khi tiếp xúc với một kiểu huyết thanh khác. Hiện tượng này được gọi là tăng cường phụ thuộc vào kháng thể.
- Tuổi: Trẻ em và người già là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nặng. Hệ thống miễn dịch của trẻ em có thể chưa được phát triển đầy đủ, Còn đối với người già, quá trình lão hóa có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch.
- Đang điều trị một bệnh khác: Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng nếu bị nhiễm bệnh.
- Yếu tố di truyền : Một số yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của một cá nhân phản ứng với vi rút sốt xuất huyết, ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Tải lượng vi-rút : Tải lượng vi-rút cao trong cơ thể có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Muỗi có tốc độ lây truyền cao có thể góp phần làm tăng tải lượng vi-rút trong cộng đồng.
- Chăm sóc y tế chậm trễ: Can thiệp y tế kịp thời là rất quan trọng. Chăm sóc y tế chậm trễ có thể khiến các ca sốt xuất huyết nhẹ chuyển thành nặng.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi sốt xuất huyết?
- Ngăn ngừa muỗi đốt: Sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo bảo hộ và mắc màn khi ngủ để giảm muỗi đốt.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản trong nước tù đọng. Thường xuyên đổ, đậy hoặc xử lý các thùng chứa nước.
- Chăm sóc y tế sớm: Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn có các triệu chứng sốt xuất huyết, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Nguồn: [Link nguồn]