Các nhóm người có nguy cơ biến chứng nặng khi mắc cúm
Bệnh cúm dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhóm người có gene đặc biệt, người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính...
Ảnh: Pinterest
Bác sĩ Trương Gia Minh, Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc giải thích, đối với đa số, cúm không nghiêm trọng, nhưng một số người có thể gặp nguy hiểm, thậm chí bị "bão cytokine" đe dọa tính mạng khi nhiễm bệnh. Bão cytokine là hội chứng xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
Bác sĩ cho hay những nhóm có nguy cơ cao bao gồm:
- Người có đặc điểm gene đặc biệt
- Người cao tuổi
- Người mắc bệnh mạn tính
- Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Theo bác sĩ, "bão cytokine" xảy ra khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch ngay lập tức kích hoạt cơ chế phòng vệ, giải phóng một lượng lớn cytokine để huy động các tế bào miễn dịch chống lại virus. Thông thường, cytokine giúp hệ miễn dịch nhanh chóng giải quyết vấn đề, nhưng ở những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hệ miễn dịch phản ứng quá mức, gây ra "nội chiến" bên trong cơ thể.
Ông giải thích thêm, các tế bào miễn dịch không chỉ chống lại virus mà còn tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh, đặc biệt ở phổi. Hiện tượng này có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính và gây viêm toàn thân, suy đa tạng. Nghiêm trọng hơn, "bão cytokine" còn có thể gây rối loạn chức năng đông máu, hình thành nhiều cục máu đông nhỏ, có thể làm tắc nghẽn các mạch máu quan trọng, dẫn đến vấn đề tim mạch (như nhồi máu cơ tim) hoặc vấn đề về mạch máu não (như đột quỵ), nghiêm trọng hơn sẽ gây tử vong.
Bác sĩ Minh cho biết hệ miễn dịch của người cao tuổi bị lão hóa nên trì trệ, dễ gây ra phản ứng viêm quá mức và các vấn đề về huyết khối. Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, phản ứng với virus thường quá mạnh, đặc biệt dễ bị "bão cytokine". Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi mạn tính... khiến hệ miễn dịch không ổn định, khi nhiễm virus cúm, dễ bị mất kiểm soát hoặc hình thành huyết khối.
Ông khuyến cáo, đối với nhóm nguy cơ cao, phòng ngừa là biện pháp quan trọng nhất. Tiêm vaccine là bước đầu tiên để bảo vệ bản thân vì vaccine cúm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tránh biến chứng nặng. Đặc biệt, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính và trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên tiêm vaccine định kỳ để tạo lá chắn bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, bác sĩ Minh cũng đưa ra 4 phương pháp để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ do cúm gây ra: tăng cường chức năng miễn dịch, kiểm soát viêm mạn tính, cải thiện giấc ngủ và thói quen tập thể dục, bổ sung các chất dinh dưỡng cụ thể. Chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung probiotic giúp duy trì sức khỏe đường ruột, tăng cường chức năng miễn dịch. Nên tránh thực phẩm nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn, chọn nhiều cá, hạt lanh, quả óc chó, nghệ và catechin trong trà xanh để kiểm soát viêm mạn tính. Tắm nắng vừa phải hàng ngày hoặc bổ sung vitamin D có thể tăng cường hệ miễn dịch.
Báo chí quốc tế vừa đưa tin, minh tinh Đài Loan Từ Hy Viên, nổi tiếng với phim "Vườn sao băng", qua đời ở tuổi 49 tại Nhật Bản vì bệnh cúm mùa dẫn đến...
Nguồn: [Link nguồn]
-03/02/2025 15:36 PM (GMT+7)