Các dấu hiệu cúm A/H5 ở người

Sự kiện: Sống khỏe

Sau 8 ngày điều trị cúm A/H5, bệnh nhân nam 21 tuổi, sinh viên trường Đại học Nha Trang chuyển nặng và đã bị tử vong, điều này khiến nhiều người lo lắng. Vậy cúm A/H5 ở người có dấu hiệu như thế nào?

Nguyên nhân nhiễm cúm A/H5

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm cúm A/H5 hay cúm gia cầm ở người, nhưng chủ yếu là do người nhiễm virus A/H5N1 chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị nhiễm bệnh.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến cúm A/H5 dễ bùng phát mạnh ở cộng đồng:

- Sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn là điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm.

- Một số chợ trời, nơi bán gia cầm, trứng nhưng điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

- Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín.

Virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A họ Orthomyxoviridae. Vỏ của virus cúm A bản chất là Glycoprotein, bao gồm 2 loại kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase). Có 16 loại kháng nguyên H, ghi nhận H1 đến H16 và 9 loại kháng nguyên N, ghi nhận N1 - N9.

Virus cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt rất dễ biến đổi. Trong đó, kháng nguyên H và N là thay đổi rõ nhất, chỉ cần đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra biến chủng cúm mới.

Cúm A H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm và tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) rất cao, liên tục tạo ra biến đổi gen lây từ người sang người, gây nhiều lo ngại về dịch cúm toàn cầu. Đặc biệt, virus A/H5N1 có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ, dễ dàng tạo ra dịch cúm mới ở người với tỷ lệ biến chứng nặng, nguy cơ tử vong là rất lớn.

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm cúm A (H5) hay cúm gia cầm ở người.

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm cúm A (H5) hay cúm gia cầm ở người.

Nhận biết sớm cúm A/H5 ở người

Người bệnh nhiễm cúm A/H5 thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Mùa đông thời tiết trở lạnh là dịp cao điểm dễ bùng phát thành dịch. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm gia cầm H5N1 thường bắt đầu trong vòng 2 - 5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng.

- Người bệnh sốt cao đột ngột (trên 38 độ C).

- Xuất hiện tình trạng đau ngực.

- Có biểu hiện khó thở.

- Kèm theo các biểu hiện khác như: Đau họng; Ho khan; Đau đầu; Đau nhức cơ; Mệt mỏi rã rời...

- Bệnh cúm A/H5 diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Ai dễ nhiễm cúm A/H5?

Đối với các chủng cúm A/H5, thế giới đã ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6, A/H5N8 và cúm A/H5N2. Năm 2014 Việt Nam ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Theo ghi nhận bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp nên cúm A/H5 thường xảy ra ở những người sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn là điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm.

Một số người sống và hay đi chợ nơi bán gia cầm, trứng nhưng điều kiện vệ sinh không đảm bảo; Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín… cũng dễ lây cúm A /H5.

Thực tế ghi nhận, mỗi năm tùy theo các đợt dịch mà vật liệu di truyền của virus cúm sẽ biến đổi và gây đợt cúm thông thường như cúm A/H1N1, A/H3N2 – đây là đợt cúm bình thường, không gây vụ dịch lớn.

Tuy nhiên, với các đợt dịch như H5N1, H7N9 thì những đột biến gây ra các type cúm A nguy cơ sẽ cao hơn. Tùy theo từng đợt dịch sẽ là type virus gì thì nguy cơ, độc lực và độ nguy hiểm sẽ có sự khác nhau. Nếu type cúm độc lực mạnh thì mức độ ái lực đến các tế bào hô hấp sẽ nhân lên và phá hủy tế bào rất nhanh, gây viêm phổi, suy hô hấp, tử vong… hoặc biến chứng viêm phổi, viêm màng não.

Phòng chống cúm A/H5 lây sang người tại cộng đồng

Để phòng chống cúm Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng lây nhiễm:

* Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống

– Đảm bảo vệ sinh hàng ngày.

– Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh.

– Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng hàng ngày.

– Thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm phải được nấu chín kỹ.

* Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh.

– Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.

* Tăng cường sức khỏe và phòng bệnh

Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể.

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau ngực, khó thở, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho...Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Khánh Hòa - Sau 8 ngày điều trị cúm A/H5, bệnh nhân nam 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Nha Trang, chuyển nặng, tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Nguyễn Thị Bích ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN