Các cục máu đông “sợ” nhất động tác này, có thể thực hiện khi nằm
Các cục máu đông hình thành theo thời gian và gây ra đột quỵ bất ngờ, vì vậy mọi người cần phải phòng tránh trước khi quá muộn.
Các thống kê y tế cho thấy, tỷ lệ tử vong do bệnh tắc nghẽn mạch máu não gần như đứng đầu trong số các ca bệnh. Ước tính cứ 5 phút lại có một người tử vong vì các cục máu đông (huyết khối). Huyết khối não hay còn gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, do các cục máu đông hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch.
Các thí nghiệm y học lâm sàng đã chứng minh rằng, 80% các bệnh tim mạch và mạch máu não là do hình thành huyết khối trong mạch máu. Bác sĩ Phạm Trường Phong, phó trưởng khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đại học Shougan, Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết: “Trên thực tế, trong giai đoạn đầu trước khi các cục máu đông xuất hiện, nó có 8 biểu hiện có thể nhận biết được”.
8 tín hiệu trước khi cục máu đông xuất hiện
1. Miệng và mắt bị lệch hoặc chảy nước dãi
Ví dụ, một bên của khuôn mặt bị yếu hoặc tê, miệng bị lệch khi cười, hoặc miệng không thể giữ nước khi đánh răng, thậm chí chảy nước dãi.
2. Yếu các chi
- Yếu chi trên
Khi cạo râu bằng dao, bạn đột nhiên cảm thấy cánh tay yếu đi và dao cạo rơi trên mặt đất. Bạn cũng không thể dùng đũa để cầm bát đĩa một cách trơn tru, không thể thắt nút và mặc quần áo.
- Yếu chi dưới
Nghiêng người sang một bên, chân rã rời khi đi bộ hay ngã nhiều lần vô thức, đặc biệt là khi quay đầu hoặc nhìn lên.
3. Không nói được
Nói năng lủng củng, lè lưỡi hoặc không hiểu được lời người khác nói.
4. Mắt mờ
Do các động mạch cung cấp máu cho mắt bị tắc nghẽn, hoặc trung tâm não chịu trách nhiệm phân tích thị lực bị tổn thương, bệnh nhân có thể đột ngột bị mất thị lực một bên mắt.
5. Chóng mặt đột ngột
Đây là một dấu hiệu rất phổ biến của bệnh tắc nghẽn mạch máu não, biểu hiện gồm chóng mặt, choáng váng đầu óc, không kiểm soát được cảm giác. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa và đổ mồ hôi.
6. Buồn ngủ, ngáp liên tục
Ví dụ, xem các chương trình TV yêu thích nhưng lại ngủ gật, khó tập trung, ngáp liên tục…Điều này cho thấy lượng máu cung cấp cho não không đủ để duy trì trạng thái tỉnh táo, có thể bị hẹp hoặc tắc động mạch.
7. Đau đầu
Đau đầu không rõ nguyên nhân, đau dai dẳng không thuyên giảm, kèm theo buồn nôn và nôn trong trường hợp nặng.
8. Ho, khó nuốt
Ho khi ăn uống hoặc khó nuốt nước bọt, giọng nói không rõ, khàn giọng…, cho thấy dây thần kinh hoặc trung tâm chịu trách nhiệm vận động ở khu vực cổ họng không bình thường.
Đối tượng dễ xuất hiện các cục máu đông
- Người thừa cân, béo phì
Cơ thể chịu trọng lượng càng lớn thì máu càng khó lưu thông. Nếu bạn có thói quen ít vận động thì tình hình càng tồi tệ hơn.
- Người hút thuốc
Thuốc lá ảnh hưởng đến phổi, phá hủy niêm mạc của mạch máu, khiến các tế bào máu dễ kết tụ lại với nhau. Nó cũng là tác nhân gây đột quỵ lớn nhất, làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
- Phụ nữ mang thai
Điều này có liên quan tới sự gia tăng hàm lượng estrogen trong máu của họ. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển, nó sẽ gây áp lực lên mạch máu ở bụng và xương chạu của phụ nữ, có thể làm tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
- Người lạm dụng thuốc tránh thai
Estrogen là thành phần chính của các loại thuốc tránh thai thông thường. Phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ bị rong kinh gấp 3,4 lần. Những thường khỏe mạnh uống thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể bị phù chân và khó thở.
- Người bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm
Một số loại khối u ác tính như ung thư não, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết, dạ dày… làm tăng nguy cơ đông máu ở bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh tiểu đường AIDS, viêm ruột, loét đại tràng cũng có nguy cơ cao không kém.
- Người ngồi lâu, lười vận động
Không di chuyển cơ thể trong vài giờ hoặc lâu hơn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông. Những người chờ đợi thời gian dài trên xe buýt, máy bay cũng có nguy cơ cao hơn. Vì vậy, tài xế xe khách đường dài nên đề phòng.
- Người có tiền sử gia đình bị cục máu đông
Nếu có người thân từng bị các cục máu đông tấn công, bạn có nhiều khả năng mắc cao hơn người bình thường. Một số bệnh di truyền cũng có thể làm cho máu đặc hơn, dễ hình thành cục máu đông.
- Người từng bị đông máu
Trong số những người đã từng bị huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi, 1/3 họ sẽ bị tái phát trong vòng 10 năm.
Tình trạng cục máu đông xuất hiện có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ở bất kỳ thời điểm nào. 99% cục máu đông không có triệu chứng hay cảm giác gì, nó có thể xảy ra đột ngột. Tất nhiên, người trung niên và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Phương pháp chống cục máu đông trong 10 giây
Một động tác kéo dài 10 giây có thể làm thông mạch máu, ngăn ngừa huyết khối. Động tác này nhằm nâng bàn chân. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đây là động tác thông qua cử động của khớp cổ chân, khiến nó hoạt động như một chiếc máy bơm, giúp tăng cường lưu thông máu chi dưới, ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Phương pháp cụ thể: Nằm duỗi thẳng đầu gối tự nhiên, dùng sức móc bàn chân lại trong 10 giây rồi duỗi thẳng bàn chân ra, lặp lại động tác này nhiều lần nếu không cảm thấy đau. Khi móc và duỗi chân, bạn nên cố gắng hết sức để đạt mức tối đa. Động tác càng chậm và nhẹ nhàng thì hiệu quả càng cao.
Bộ môn này không chỉ tốt cho việc phòng chống ung thư mà nó còn là kỹ năng sinh tồn cần thiết cho con người.
Nguồn: [Link nguồn]