Ca COVID-19 tăng trở lại, thai phụ cần chủ động phòng bệnh thế nào?

Các ca COVID-19 tăng trở lại khiến nhiều thai phụ lo lắng. Để bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi tác động của COVID-19 và có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, các thai phụ nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1. Chủ động phòng tránh COVID-19 khi mang thai

Tránh nhiễm virus SARS-CoV-2 là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai. Bác sĩ Đinh Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế giải thích, phụ nữ mang thai có thể trải qua những thay đổi đối với hệ thống miễn dịch, khiến dễ bị nhiễm virus đường hô hấp hơn, do đó thai phụ nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

Phụ nữ mang thai nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và người xung quanh khỏi bị nhiễm COVID-19 bao gồm:

Tiêm vaccine COVID-19

Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng

- Rửa tay thường xuyên bằng nước, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,

Giữ liên lạc chặt chẽ với cơ sở y tế, nơi đã đăng ký quản lý thai nghén.

Trong thời gian diễn ra COVID-19, phụ nữ mang thai vẫn đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Trong thời gian diễn ra COVID-19, phụ nữ mang thai vẫn đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Theo BS. Đinh Anh Tuấn, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, phụ nữ mang thai nên chọn điểm khám an toàn, đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, trừ những trường hợp thấy có những bất thường như ra dịch bất thường ở âm đạo, đau bụng từng cơn, bụng có cơ gò cứng, cảm giác cấn bụng, nhức đầu, phù nhiều, hay thấy thai ít máy hoặc không máy thì đi khám ngay.

Khi đi khám nên xin thông tin của bác sĩ, nơi khám để phòng khi cần thiết không đi khám được sẽ gọi tư vấn từ xa. Khi đi khám tuân thủ các biện pháp phòng ngừa.

2. Phụ nữ mang thai có nên xét nghiệm COVID-19 không?

Nếu đang có các triệu chứng của COVID-19 hoặc nghĩ rằng bản thân đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, thai phụ nên gọi đến bệnh viện để được tư vấn và làm theo lời khuyên của bác sĩ và nên được xét nghiệm COVID-19 để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

3. Tiêm vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu

Bác sĩ Đinh Anh Tuấn cho biết thêm, người mang thai mắc COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn so với bệnh nhân không mang thai. Đặc biệt thai phụ nếu mắc COVID-19 có nguy cơ suy hô hấp cao hơn do nhu cầu oxy tăng cao trong thời gian này. Thai phụ mắc COVID-19 có các triệu chứng nặng như sốt cao, ho nhiều, khó thở, độ bão hòa oxy thấp dưới 96% cần phải đến khám ở cơ sở y tế ngay để được theo dõi đặc biệt.

Bệnh nhân mang thai mắc đồng thời các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp có thể có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19 gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bệnh nhân mang thai mắc bệnh từ trung bình đến nặng có tỷ lệ sinh mổ, rối loạn tăng huyết áp và sinh non cao hơn. Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thai chết lưu và sảy thai.

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng COVID-19 là cần thiết.

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng COVID-19 là cần thiết.

Do đó, việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 là phương pháp tốt nhất để giảm các biến chứng cho mẹ và thai nhi do nhiễm COVID-19. Đây là giải pháp chủ động giúp tăng cường miễn dịch để chống lại COVID-19, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Thai phụ vẫn phải tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vaccine phòng COVID-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp nếu không kịp hoàn tất mũi tiêm thai phụ sẽ thực hiện tiêm mũi trong thời kỳ sau sinh. Không khuyến cáo bỏ thai nếu phát hiện có thai trong thời gian tiêm vaccine phòng COVID-19. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

4. Chủ động các biện pháp phòng ngừa

Ông Đinh Anh Tuấn nhấn mạnh, với tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa và tiêm vaccine phòng bệnh, thai phụ cần duy trì lối sống khoa học và có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng. 

Thai phụ cần duy trì chế độ ăn với 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên ăn hỗn hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, các loại họ đậu…) đa dạng trái cây, rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa… bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh; Chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 như hải sản, cá biển… và cần ăn chín, uống sôi, lưu giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày vào mùa hè hoặc những người mất nhiều mồ hôi thì cần uống đủ nước; Nghỉ ngơi thư giãn, có thể xem các thể loại phim, kịch hài, nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ; Ngủ đủ giấc; Tập luyện hay vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, bài tập yoga dành cho bà bầu…

Tuy nhiên, nếu chẳng may bị nhiễm COVID-19 dù đã thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phụ nữ mang thai không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Nguồn: [Link nguồn]

Chế độ dinh dưỡng với người đang mắc COVID-19

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Châu ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN