Buồn nôn, đau đầu và những cảnh báo bất ngờ từ việc uống nước, 4 sai lầm thường gặp cần tránh ngay

Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến một bệnh gọi là hạ natri máu. Biểu hiện của căn bệnh này điển thình là mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, nặng hơn có thể gây co giật.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhắc nhở chúng ta uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống quá nhiều lại có thể dẫn tới ngộ độc nước do nồng độ natri trong máu thấp bất thường gây nguy hiểm đến sức khỏe. The Healthy, có 4 dấu hiệu điển hình cho thấy cơ thể thừa nước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước tiểu trong suốt

Nếu bạn đang uống một lượng nước vừa đủ, màu nước tiểu của bạn phải từ màu vàng rơm đến màu vàng trong suốt. Nhưng nước tiểu không có sắc tố có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước.

Theo khuyến cáo, mỗi người nên uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày, phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng và hoạt động thực tế.

Đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm

Nếu bạn thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, có thể bạn đang uống quá nhiều nước. Theo nghiên cứu, mỗi người đi tiểu từ 6 đến 8 lần 1 ngày. Nếu số lượng này vượt qua 10, bạn nên kiểm soát việc uống nước của mình.

Để ngăn ngừa chứng đi tiểu đêm, hãy uống cốc nước cuối cùng của bạn vài giờ trước khi đi ngủ để thận có thời gian lọc nước qua cơ thể.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn

Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng của tình trạng thừa nước rất giống triệu chứng mất nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn sẽ không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa và nước bắt đầu tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu, thường bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Đau nhói đầu suốt cả ngày

Khi bạn uống quá nhiều nước, nồng độ muối trong máu giảm xuống, khiến các tế bào ở các cơ quan trên toàn cơ thể bị sưng lên. Việc này có thể khiến não của bạn bị ép vào hộp sọ. Từ đó, có thể gây ra đau nhói đầu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như suy giảm trí não và khó thở.

4 sai lầm cần tránh khi uống nước

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không uống nước quá nhanh

Uống nước quá nhanh để phát ra tiếng "ừng ực" sẽ gây hại cho lá lách và dạ dày. Lúc này bụng sẽ tạo cảm giác no trong thời gian ngắn, còn dễ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, hấp thụ của dạ dày và ruột. Cho nên kể cả khát nước đến mấy, chúng ta cũng hãy uống nước từ từ để cơ thể hấp thụ đầy đủ, duy trì các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Không uống nước khi ăn cay

Uống nước khi ăn cay là một thói quen của nhiều người. Hành động này không giúp giải nhiệt hay xoa dịu cảm giác hết cay mà ngược lại sẽ tạo cảm giác nóng rát từ bên trong miệng do phân tử capsaicin gây ra.

Capsaicin là phân tử không phân cực nên nó chỉ hòa tan được trong các chất không phân cực như sữa. Thế nên nếu lỡ ăn cay, bạn hãy bỏ nước mà chọn sữa tươi để giúp vùng lưỡi được giải nhiệt tốt.

Không uống nhiều khi tập thể dục

Khi tập thể dục, chức năng của tim và phổi được tăng cường, còn hệ tiêu hoá lại tương đối yếu. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này dễ gây ứ nước trong dạ dày, sẽ cảm thấy đầy và đau bụng, buồn nôn, đồng thời tạo gánh nặng cho thận và tim.

Hơn nữa, trong quá trình vận động natri sẽ bị mất theo đường mồ hôi. Nếu bổ sung nhiều nước sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhanh và nhiều hơn, dễ gây ra tình trạng hạ natri máu gây phù não và phổi.

Không uống nước trong bữa ăn

Nếu uống nước ngay trong bữa ăn, cơ thể sẽ không phân hủy được các thực phẩm đã nạp vào cơ thể. Đã vậy còn biến chúng thành chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên khi đang ăn, bạn nên tránh uống nước liên tục để giảm bớt nguy cơ về hệ tiêu hóa.

Nguồn: [Link nguồn]

Buổi sáng nên uống sữa hay uống nước cam? Câu trả lời bất ngờ cho sự lựa chọn sáng suốt

Sữa và nước cam là 2 thực phẩm lành mạnh, được nhiều gia đình lựa chọn trong thực đơn bữa sáng. Tuy nhiên, thực tế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN