Bưởi đúng vụ ngon và bổ nhưng ăn kiểu này sẽ rước bệnh vào thân

Sự kiện: Sống khỏe

Bưởi là trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bưởi sẽ trở thành "độc dược" nếu bạn quá lạm dụng hoặc ăn sai cách.

Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại cao huyết áp, tiểu đường, stress, các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách ăn bưởi tốt nhất, nên áp dụng ngay hôm nay

Thời điểm ăn bưởi trong ngày là tốt nhất là sau khi ăn sáng xong khoảng 1h, bạn có thể ăn hết 1 quả bưởi cũng không sao. Mặt khác lượng vitamin trong trái bưởi được ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc dài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vào buổi trưa, chiều hoặc tối nhưng thời điểm này lượng hấp thụ vitamin và dưỡng chất không đạt hiệu quả tối đa như khi bạn ăn nó vào buổi sáng.

Khi ăn nên để lại lớp màng trắng bám ở dưới đáy múi bưởi, đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ vì thế đừng nên bóc quá kỹ khi ăn bưởi nhé.

Nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trừ khi trẻ nhỏ và người già hoặc người ốm, đau răng, khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép.

Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng sau khi ăn bưởi. Đó đều là những liều thuốc quý giá và tự nhiên mà chúng ta có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp.

Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng bưởi cũng như những thực phẩm khác, sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí có thể biến thành "độc dược" nếu ăn không đúng cách.

Bưởi đúng vụ ngon và bổ nhưng ăn kiểu này sẽ rước bệnh vào thân - 2

Những sai lầm "chết người" khi ăn bưởi bạn cần tránh:

Không ăn khi bị bệnh dạ dày, tá tràng

Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.

Không ăn bưởi khi đói

Nhiều người chọn bưởi thay những món ăn vặt để hạn chế đồ ăn gây béo, kể cả lúc đói. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.

Không ăn sau khi uống rượu, hút thuốc

Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.

Không ăn khi đang uống thuốc

Một số bệnh nhân đang trong thời gian dùng các loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc giảm béo… không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ như đau cơ, đau đầu, loạn nhịp tim…

Cách tốt nhất, khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó, nhất là thuốc thuộc các nhóm trên thì nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ xem có thể dùng bưởi được không.

6 loại quả ăn buổi sáng là “thần dược” ăn tối là “độc dược”

6 loại trái cây đặc sản của Việt Nam này rất tốt cho sức khỏe khi ăn vào ban ngày, tuy nhiên chúng có thể gây hại khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN