Bún dù ngon tới mấy nhưng 4 nhóm người sau không nên động đũa, kẻo có ngày nhập viện

Sự kiện: Sống khỏe

Bún không phải là thực phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người làm bún có thể cho thêm hàn the, chất tẩy trắng. Các chất này gây hại đến sức khỏe người ăn

Người bị đau dạ dày, đại tràng không nên ăn bún

Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Nguyên nhân là do bún làm từ gạo ngâm với nước trong một thời gian dài. Khi đó, quá trình lên men tinh bột sẽ xảy ra. Người bị bệnh đường tiêu hóa ăn bún dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Người bị ốm, sốt không nên ăn bún

Những người bị ốm sốt nên tránh ăn bún vì nó có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài.

Trong khi đang ốm, sốt, tốt nhất nên ăn các món nhẹ, dạng lỏng như cháo, súp.

Bún dù ngon tới mấy nhưng 4 nhóm người sau không nên động đũa, kẻo có ngày nhập viện - 1

Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bún

Các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ sau sinh ăn bún. Nguyên nhân là do bún được tạo ra từ gạo ngâm nở chua và có thể kèm một số hóa chất đi kèm có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và bé.

Trẻ nhỏ không nên ăn bún thường xuyên

Cha mẹ thường cho con ăn bún vì đây là món dễ ăn, ăn nhanh. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bún có thể chứa hóa chất do quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ ăn quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Mẹ không nên cho các bé ăn bún quá sớm và hạn chế món ăn này đối với trẻ.

Rau cần đang ngon rẻ nhưng nếu thuộc 1 trong 3 nhóm người sau đây nhất định không nên ăn

Ngoài là món ăn ngon, rau cần còn là vị thuốc chữa bệnh, do vậy nó sẽ không thích hợp với tất cả mọi người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Hương ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN