Bốn loại cốc phổ biến khiến bạn 'nạp độc tố vào người'

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cốc giấy, cốc nhựa... có chứa các chất độc hại, dễ được giải phóng khi dùng để uống nước.

Ảnh: Ubuy

Ảnh: Ubuy

1. Cốc đựng nước bằng nhựa

Chất làm dẻo thường được thêm vào nhựa, có chứa một số hóa chất độc hại. Khi dùng cốc nhựa để đổ nước nóng hoặc nước sôi, các hóa chất độc hại này dễ dàng bị hòa tan vào nước. Mặt khác, cấu trúc bên trong của nhựa có nhiều lỗ rỗng, có thể chứa bụi bẩn. Do đó, nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, vi khuẩn dễ sinh sôi trong cốc. Khi mua cốc nhựa, hãy nhớ chọn cốc nước làm bằng nhựa thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia.

2. Cốc giấy dùng một lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn

Trên thị trường có ba loại cốc giấy: loại thứ nhất được làm bằng bìa cứng màu trắng và không đựng được nước, dầu. Loại thứ hai là cốc giấy phủ sáp. Chỉ cần nhiệt độ của nước chứa vượt quá 40 độ C, sáp sẽ tan chảy và giải phóng các chất gây ung thư là hydrocacbon thơm đa vòng. Loại thứ ba là cốc giấy - nhựa, nếu chọn chất liệu không tốt hoặc công nghệ gia công không đạt tiêu chuẩn, sẽ xảy ra hiện tượng nứt trong quá trình nung nóng hoặc nhà sản xuất bôi polyetylen lên cốc giấy, sinh ra chất gây ung thư.

3. Cốc nước nhiều màu sắc dễ gây ngộ độc kim loại nặng

Những chiếc cốc nhiều màu sắc rất hấp dẫn nhưng tốt nhất bạn không nên sử dụng chúng. Bởi vì những mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn ẩn chứa trong những lớp sơn sáng màu, đặc biệt nếu thành trong được tráng men. Khi đổ nước sôi hoặc đồ uống có tính axit hoặc kiềm cao, các nguyên tố kim loại nặng độc hại như chì trong các loại sơn này sẽ xuất hiện, dễ dàng hòa tan trong chất lỏng, gây hại cho người dùng.

4. Cốc inox không tốt khi uống cà phê

Ưu điểm của cốc inox là bền, chống gỉ và chống ăn mòn. Tuy nhiên, cốc inox là sản phẩm hợp kim và chứa nhiều chất kim loại nặng như niken, crom, mangan... Nếu sử dụng không đúng cách, các chất kim loại nặng này sẽ dễ dàng thoát ra ngoài và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, trong sử dụng hàng ngày, hãy cẩn thận không sử dụng cốc inox để đựng đồ uống có tính axit, chẳng hạn như nước trái cây, cà phê, đồ uống có ga. Bạn cũng không nên đựng nước tương, giấm, súp rau, trà trong cốc inox. Bởi vì theo thời gian, vì các chất điện giải trong những thực phẩm này có thể tương tác với các chất kim loại nặng trong thép không gỉ, tiến hành các phản ứng hóa học khiến các chất kim loại nặng bị kết tủa.

Loại cốc nào tốt nhất để uống nước?

Ly uống nước bằng thủy tinh nên là lựa chọn hàng đầu. Cốc thủy tinh không chứa hóa chất hữu cơ trong quá trình nung. Khi người ta sử dụng cốc thủy tinh để uống nước hoặc các đồ uống khác không phải lo lắng hóa chất sẽ ngấm vào dạ dày. Hơn nữa, bề mặt cốc mịn màng và dễ lau chùi. Nó ngăn ngừa vi khuẩn và bụi bẩn sản sinh trên thành cốc.

Loại thứ hai là ly sứ trắng tinh vừa giữ nhiệt vừa an toàn. Ly sứ trắng, không tráng men, không tô màu là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Khi muốn uống đồ nóng như cà phê hay trà thì nên lựa chọn loại ly này.

Nguồn: [Link nguồn]

Khởi động ngày mới bằng một số động tác yoga, tập thể dục, chải khô, ăn uống lành mạnh, uống nước ép rau củ tươi giúp thải độc gan và thận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Anh (Theo Xinhua) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN