Bộ Y tế: Thiếu vắc-xin trên quy mô toàn quốc

Sự kiện: Sống khỏe

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thời gian qua, có hiện tượng thiếu vắc-xin trên quy mô toàn quốc.

Tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, TS Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết, ngành y tế cũng còn một số khó khăn như vẫn còn tình trạng thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng; đây đó vẫn còn khó khăn trong công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh của các cơ sở y tế...

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin tại buổi họp báo.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin tại buổi họp báo.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thời gian qua, có hiện tượng thiếu vắc-xin trên quy mô toàn quốc.

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, tháng 8/2023, Bộ Y tế mới được cấp kinh phí để mua vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Để sớm bảo vệ các trẻ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vắc-xin 5 trong 1, Bộ Y tế đã nỗ lực để vận động các nguồn tài trợ.

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, để có vắc-xin phục vụ tiêm chủng cho trẻ nhằm bảo vệ trẻ, Bộ Y tế đã nỗ lực vận động các nhà tài trợ, từ tháng 7/2023, Bộ Y tế đã vận đông các nhà tài trợ trong nước và quốc tế được 258.000 liều. Bộ Y tế đã phân bổ để phục vụ công tác tiêm chủng từ tháng 8/2023; tiếp đó hôm nay - 15/12, số vắc-xin 5 trong 1 gồm 490.600 liều do Chính phủ Úc viện trợ về đến Việt Nam. Việc phân bổ vắc-xin được thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, hầu hết các vắc-xin tiêm chủng mở rộng là vắc-xin sản xuất trong nước. Theo quy định hiện hành, phải trải qua rất nhiều bước, quy trình (9 bước). Bộ Y tế, Bộ Tài chính đang phối hợp rất chặt chẽ để giải quyết phần thủ tục, ngay sau khi có giá vắc-xin, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ khẩn trương ký các hợp đồng cung ứng vắc-xin. Hiện nay, các nhà sản xuất trong nước đã có cơ số vắc-xin nhất định để giao ngay cho Viện khi hoàn tất các thủ tục tài chính.

PGS.TS Dương Thị Hồng cũng cho biết, thời gian qua dù có hiện tượng thiếu vắc-xin nên ngành y tế luôn luôn khuyến cáo các bà mẹ cần đưa con đi tiêm chủng vắc-xin có thành phần gần như vắc-xin 5 trong 1. Tỷ lệ tiêm chủng 10 tháng đầu năm đạt 75%, thiếu khoảng hơn 10% so với dự kiến (Với tỉ lệ tiêm vắc-xin 5 trong 1 đạt 52.6%), do đó khi nhận được vắc-xin tới đây, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở y tế, điểm tiêm trong hệ thống tiêm chủng mở rộng nỗ lực tiêm chủng để bù lại thiếu hụt thời gian qua".

Trả lời câu hỏi về việc trẻ thiếu hụt tiêm vaccine, tiêm chậm, muộn sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay, chúng ta không mong muốn việc thiếu hụt vắc-xin tiêm chủng cho trẻ. Do đó, khuyến cáo các đơn vị quản lý đối tượng tiêm chủng, giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, hướng dẫn các đơn vị điều trị tăng cường tiếp nhận khám trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp xử lý kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Những dấu hiệu sau tiêm vắc-xin cần gọi bác sĩ hoặc nhân viên tiêm chủng

Bộ Y tế khuyến cáo bạn hãy gọi cho bác sỹ hoặc nhân viên tiêm chủng trong trường hợp gặp các dấu hiệu sau:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN