Bộ Y tế sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch COVID-19 tại Bắc Giang

Sự kiện: Sống khỏe

Về điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân nặng, hiện có Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ Bắc Giang. Bộ Y tế sẽ điều Bệnh viện Trung ương Huế ra hỗ trợ nếu cần thiết.

Sau khi kết thúc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống dịch, chiều  29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và lãnh đạo các bộ ngành đã đến Bắc Giang để trực tiếp nghe địa phương báo cáo tình hình.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh nêu rõ những việc đã làm tốt, những việc chưa làm được, nguyên nhân và dự báo tình hình cùng giải pháp, kiến nghị. Thủ tướng quán triệt tinh thần vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, lo cho giáo dục và đào tạo để có thể kết thúc năm học trọn vẹn.

Nhấn mạnh đó là những nhiệm vụ cấp bách, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành đi thẳng vào vấn đề, bỏ các thủ tục rườm rà, làm việc khẩn trương. Ngay sau cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng sẽ đến thăm bệnh viện dã chiến trên địa bàn.

Nâng công suất xét nghiệm 20.000 mẫu đơn/ngày, khẩn trương xây thêm trung tâm hồi sức tích cực

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến trưa nay, Bắc Giang đã ghi nhận 1.927 ca bệnh. Ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang cho biết tổng số F1 của tỉnh là 15.863 trường hợp; F2 là 65.850 trường hợp. 

Ổ dịch nóng nhất ở Bắc Giang là tại KCN Quang Châu, từ khi xuất hiện cách đây 15 ngày, lượng ca dương tính tăng cao, diễn biến phức tạp. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đánh giá đây là đợt dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh. Số ca chủ yếu là trong số công nhân tại KCN Quang Châu, KCN Vân Trung, trong đó Công ty TNHH Hosiden Việt Nam vẫn chiếm nhiều nhất.

Ngày 27, 28/5, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng ở mức cao do tỉnh đang tổng rà soát xét nghiệm lại số công nhân ở các thôn có nguy cơ cao (lần 3) và số F1 trong khu cách ly tập trung ở Việt Yên.

Hiện tỉnh đã cách ly xã hội, giãn cách xã hội 8/10 huyện, thành phố (trừ Sơn Động, Lục Ngạn) theo Chỉ thị 15 và 16.

Về xét nghiệm, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương, tỉnh đã nâng công suất xét nghiệm từ 14.000 mẫu đơn lên 20.000 mẫu đơn/ngày. Tăng cường xét nghiệm tầm soát trong dân cư để đánh giá mức độ lây nhiễm cộng đồng.

Đến chiều nay, tỉnh đã bố trí 13 khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với tổng công suất 3.600 giường, tiếp tục khảo sát, chuẩn bị các cơ sở mới đáp ứng thêm khoảng 1.800 giường.

Khử khuẩn, chuyển các trường hợp F1 từ Trung Đồng (Việt Yên, Bắc Giang) về khu cách ly tập trung. 

Khử khuẩn, chuyển các trường hợp F1 từ Trung Đồng (Việt Yên, Bắc Giang) về khu cách ly tập trung. 

Tỉnh đã hoàn thành 1 đơn vị hồi sức tích cực (ICU) chăm sóc bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi 50 giường và đang khẩn trương xây dựng thêm 1 trung tâm ICU tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang (100 giường) để điều trị bệnh nhân nặng.

Ông Dương Văn Thái cho biết dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay tỉnh đang tập trung xét nghiệm lần 3, lần 4 tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao.

"Qua kết quả test nhanh, số lượng công nhân bị phơi nhiễm cao. Song các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, theo dõi y tế. Các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng cũng đã trong các khu vực cách ly, phong tỏa nên khó có khả năng lan rộng" – ông Thái nói.

Gấp rút hoàn thiện trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) gồm 100 giường đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Mai

Gấp rút hoàn thiện trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) gồm 100 giường đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Mai

Bộ Y tế luôn sẵn sàng điều động nhân lực hỗ trợ Bắc Giang khi có nhu cầu

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị để vận hành hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động sau 3 ngày nữa.

Ông Thái cho biết tỉnh thiếu trang thiết bị y tế và không đủ y bác sĩ chuyên ngành hồi sức; cần được hỗ trợ sinh phẩm, test kit nhanh và vật tư, hóa chất phòng chống dịch trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang -  cho biết hiện trên địa bàn tỉnh có 1.400 nhân viên y tế, sinh viên, cán bộ các trường ĐH y khoa, có lực lượng quân đội, công an tham gia mọi mặt trận chống dịch ở Bắc Giang.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Phạm Thắng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Phạm Thắng

Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang. Sau lời hiệu triệu của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 27/5, đến nay có gần 26.000 sinh viên, giáo viên các trường y khoa đăng ký sẵn sàng lên đường tới Bắc Giang, Bắc Ninh.

Về điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân nặng, hiện có Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ Bắc Giang. Trong tình huống mở rộng đơn vị hồi sức tích cực ở Bệnh viện Tâm thần công suất 100 giường, Bộ Y tế sẽ điều Bệnh viện Trung ương Huế ra hỗ trợ.

Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho hay hiện năng lực lấy mẫu, xét nghiệm của Bắc Giang đã đáp ứng nhu cầu. 700 cán bộ liên tục đi lấy mẫu hàng ngày. 

Báo cáo với Thủ tướng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ với điều kiện nắng nóng khắc nghiệt 35-37 độ C, trong bộ đồ bảo hộ kín, một số nhỏ sinh viên gặp vấn đề về sức khoẻ. Bộ phận thường trực đặc biệt đã chỉ đạo để các lực lượng lấy sáng sớm và chiều tối để đảm bảo sức khoẻ cho anh em.

Ngay khi Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn báo cáo điều này, Thủ tướng chỉ đạo ngay: Cần chia nhiều ca, xét nghiệm cả đêm.

Về đời sống cho cán bộ, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết qua thăm hỏi các đơn vị đều đảm bảo các chế độ ăn uống, tinh thần anh chị em phấn khởi, an tâm hỗ trợ cho Bắc Giang.

Về tiêm vaccine COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho biết trong 2 ngày tỉnh đã tiêm cho khoảng gần 4.500 công nhân, tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người.

Thứ trưởng cho biết dự kiến trong 7-10 ngày sẽ tiêm xong cho các trường hợp này, Bộ phận thường trực đặc biệt đã lên kế hoạch chi tiết, phân từng địa phương trong tỉnh. Nếu thiếu nhân lực tiêm vaccine, Bộ Y tế sẽ điều chuyển 1.000 học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn và sẵn sàng lên đường.

Ngoài hơn 2.300 lực lượng y tế và sinh viên các trường Đại học, cao đẳng y dược trên cả nước đang có mặt tại điểm nóng Bắc Giang, Bắc Ninh hỗ trợ chống dịch, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến chiều 29/5 đã có 25.680 cán bộ y tế, sinh viên các trường y, dược đăng ký sẵn sàng đến 2 "điểm nóng" này….

Liên quan đến công tác hỗ trợ của ngành y tế cho cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, chiều ngày 29/5, Cục Khoa học Công nghệ vào Đào tạo, Bộ Y tế cho biết hiện đã có tổng số 2.343 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y dược đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, trong đó: đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người và đợt 2 từ ngày 27/5 là 367 người.

Tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh tính đến chiều 29/5 là 1.685 người.

Báo cáo của Cục Khoa học công nghệ và đào đào tạo cũng cho biết, sau lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hiện tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của 37 trường Đại học, Cao đẳng trên y dược trên toàn quốc đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là gần 26.000 người.

Bên trong khu cách ly y tế đã hoàn thiện 99% dành cho người nhiễm SARS-COV-2 chưa có triệu chứng

Theo đúng kế hoạch, ngày 29/5, Khu cách ly y tế người nhiễm SARS-COV-2 chưa có triệu chứng đặt tại Cao đẳng Ngô Gia Tự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN