Bộ y tế ra công điện khẩn về dịch tay chân miệng

Theo Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng đang gia tăng tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Hình ảnh trẻ mắc tay chân miệng. (Ảnh minh họa).

Hình ảnh trẻ mắc tay chân miệng. (Ảnh minh họa).

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc cả nước giảm gần 56%,  số trường hợp nhập viện giảm 51%. Tuy vậy, một số tỉnh, thành ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành tham mưu cho UBND tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.

Khi phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Cục Y tế Dự phòng cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, đặc biệt giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Làm thế nào để xác định chính xác con bị mắc tay chân miệng?

Hiện nay bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng và gây không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vì bệnh tay chân miệng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN