Bộ Y tế phân bổ đợt 5 vắc-xin phòng COVID-19 cho những nơi nào?
Ngày 17/6, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ đợt 5 vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh nhiều nhất với 786.000 liều.
38 đơn vị được phân bổ vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca đợt 5
Tại quyết định của Bộ Y tế, ngoài Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, còn có 37 đơn vị khác được phân bổ vắc-xin đợt này gồm Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số tỉnh, thành phố; phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, Trường Cao đẳng; Phân bổ cho các Tổng Công ty; công ty; Trung tâm pháp y các vùng miền... và lực lượng công an tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, trong số các bệnh viện được phân bổ có Bệnh viện Bạch Mai nhiều nhất với 33.000 liều; Bệnh viện Nhi Trung ương 25.000 liều; Bệnh viện E là 18.000 liều; Bệnh viện Hữu nghị 5.000 liều; Bệnh viện Việt Đức 3.000 liều...
Ở lần phân bổ này, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ 7.000 liều; Dự án tiêm chủng quốc gia là 3.000 liều, Cục Quân Y Bộ Quốc phòng được phân bổ 35.000 liều; Lực lượng công an tại thành phố Hồ Chí Minh (bảo quản tại kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh) là 20.000 liều...
Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện tiếp nhận, bảo quản, gửi mẫu kiểm định chất lượng và vận chuyển ngay vắc-xin tới Dự án TCMR khu vực để phân bổ ngay cho các địa phương, đơn vị theo danh sách đã ban hành.
Riêng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp phát vắc-xin cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật nơi có đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn để tiếp nhận vắc-xin.
Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết hoặc cần bổ sung thêm vắc-xin thì phối hợp với Dự án TCMR Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để chủ động điều phối cùng với số vắc-xin được phân bổ cho 2 Viện để tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên khác .
Vắc-xin COVID-19 của Astra Zeneca.
Vắc-xin của Astra Zeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta
Chiều 17/6, Bộ Y tế cho biết, theo công bố từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), vắc-xin của Astra Zeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta (B.1.617.2, còn được biết đến là biến thể Ấn Độ).
Vắc-xin cũng đạt hiệu quả cao đối với biến thể Delta (B.1.1.7, còn được biết đến là biến thể "Kent"), giúp giảm 86% số ca nhập viện và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.
Ngoài ra, dữ liệu cũng cho thấy, đối với bệnh COVID-19 có triệu chứng nhẹ, hiệu quả của vắc-xin đạt thấp hơn nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng. Hiệu quả của vắc-xin trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 có triệu chứng là 74% đối với biến chủng Alpha và 64% đối với biến chủng Delta.
Phân tích này được thực hiện tựa trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể Delta, trong đó có 166 trường hợp phải nhập viện trong giai đoạn từ 12-4 đến 4-6, khi xem xét các trường hợp cấp cứu ở Anh.
Các bằng chứng thực tế về khả năng chống lại biến chủng Delta này được thu thập với thời gian theo dõi khá hạn chế sau liền thứ 2. Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến sự ước tính hiệu quả của vắc-xin.
Biến thể Delta là một nhân tố chủ chốt gây ra làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Gần đây, nó đã thay thế biến thể Alpha trở thành chủng virus ưu thế ở Scotland và là nguyên nhân cho sự gia tăng mạnh các ca bệnh ở Vương quốc Anh.
Mene Pangalosm Phó Chủ tịch điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc Astra Zeneca cho biết, bằng chứng đời thực này cho thấy vắc-xin của Astra Zeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao chống lại các biến thể Delta, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu do tốc độ lây nhiễm nhanh.
Dữ liệu cho thấy, vắc-xin này sẽ tiếp tục có tác động đáng kể trên toàn thế giới, trong bối cảnh nó hiện đang là nguồn vắc-xin được cung cấp chính cho Ấn Độ và cơ chế COVAX.
Phân tích được thực hiện dựa trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể Delta – 166 trong số đó đã phải nhập viện – trong giai đoạn từ 12 tháng 4 đến 4 tháng 6, khi xem xét các trường hợp cấp cứu ở Anh.
Các bằng chứng đời thực về khả năng chống lại biến chủng Delta này được thu thập với thời gian theo dõi khá hạn chế sau liều thứ hai. Vì vậ, có thể ảnh hưởng đến sự ước tính hiệu quả của vắc xin.
Biến thể Delta là một nhân tố chủ chốt gây ra làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Gần đây nó đã thay thế biến thể Alpha để trở thành chủng virus ưu thế ở Scotland và là nguyên nhân cho sự gia tăng mạnh các ca bệnh ở Vương quốc Anh. Nhóm Tư vấn Chiến lược của WHO về Tiêm chủng (SAGE) đã đề xuất sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca ở các quốc gia hiện đang có nhiều biến thể mới, ví dụ như biến thể Delta.
Ngày hôm nay (17/6), 800 nghìn liều vắc-xin từ lô quà tặng này sẽ được chuyển cho TP.Hồ Chí Minh. TP. HCM dự định sẽ tiêm...
Nguồn: [Link nguồn]