Bộ Y tế: Nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng luôn thường trực tại Hà Nội và TP.HCM
Nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.
Theo Bộ Y tế, từ ngày 25/01/2021 đến nay, nước ta đã ghi nhận 719 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (537), Quảng Ninh (60), TP Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (34), Gia Lai (27), Bình Dương (06), Bắc Ninh (05), Điện Biên (03), Hưng Yên (03), Hòa Bình (02), Bắc Giang (2), Hải Phòng (01), Hà Giang (01).
Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 2.311, trong đó có 1.412 ca trong nước.
Theo Bộ Y tế, nhìn chung tình hình dịch tại các tỉnh, thành phố đã cơ bản được kiểm soát; 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương) có ổ dịch trong cộng đồng đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày. Các ổ dịch tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã được nhanh chóng kiểm soát với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt.
Trong số các tỉnh, thành phố, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài khi số lượng ca mắc chưa giảm, đặc biệt tại huyện Cẩm Giàng với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn (60.000 người).
Nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.
Khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.
Bộ Y tế kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu năm 2021, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, coi công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm.
Các địa phương nơi có đường biên giới chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy quản lý chặt chẽ xuất, nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép gây ra lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng. Khẩn trương khởi tố các đường dây đưa người vượt biên trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Các địa phương cũng cần chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nơi lưu trú theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế. Tăng cường giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.
Các địa phương không tổ chức các lễ hội sau Tết Nguyên đán, các sự kiện tập trung đông người; tiếp tục tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ không thiết yếu; hạn chế du xuân, chúc tết, hạn chế tối đa tập trung đông người.
Tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn khi làm việc; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Nguồn: [Link nguồn]
Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến chỉ đạo công...