Bộ Y tế kiểm nghiệm vỏ xốp đựng cơm tái chế

“Trong 61 mẫu vỏ xốp đựng cơm Bộ Y tế kiểm nghiệm, có 52 mẫu không phát hiện chất độc hại, còn 9 mẫu hiện vẫn chưa có kết quả”, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay.

Vừa qua, báo chí phản ánh các loại rác thải y tế như ống tiêm, chai truyền đã qua sử dụng, còn dịch máu... đều được đưa vào máy nghiền rồi tái chế thành cốc, ống hút, hộp sữa chua mà người tiêu dùng vẫn sử dụng mỗi ngày.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng, hàng tấn rác thải y tế thuộc loại nguy hại, cần tiêu hủy, thậm chí còn cả dịch, máu vẫn được tiếp tục tái sinh, quay vòng trở thành những đồ đựng thực phẩm đang bán ra hàng ngày.

Việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, trong đó có nguy cơ lan truyền bệnh tật cho công nhân và người sử dụng.

Bộ Y tế kiểm nghiệm vỏ xốp đựng cơm tái chế - 1

Ống hút, "vật dụng" không thể thiếu trong các ly nước uống tại hàng quán hiện nay

Theo quy định, nhựa tái chế sẽ không được dùng để sản xuất đồ phục vụ cho ngành ăn uống, thực phẩm. Nhưng, hiện tượng mua bán trái phép rác thải y tế nguy hại và tái chế chúng thành những thứ đồ nhựa vẫn diễn ra.

Trao đổi với phóng viên chiều 20.6, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trước dư luận lo ngại một số nơi có thể sử dụng chất thải y tế để sản xuất đồ đựng thực phẩm, ống hút uống nước, Cục đã chỉ đạo các viện lấy 43 mẫu vỏ xốp đựng cơm và ống hút xét nghiệm.

Theo ông Phong, kết quả cho thấy, không phát hiện chất thôi nhiễm độc hại. Tuy nhiên, Cục vẫn tiếp tục chỉ đạo lấy 18 mẫu khác để kiểm nghiệm. Trong 18 mẫu xét nghiệm đã có kết quả 9 mẫu an toàn, 9 mẫu còn lại đang chờ kết quả.

Ông Phong cũng cho biết, lấy mẫu kiểm nghiệm các đồ đựng thực phẩm vẫn được thực hiện thường xuyên và đến nay chưa phát hiện có chất độc hại trong những sản phẩm này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN