Bộ Y tế đưa giải pháp giảm khan hiếm vắc-xin “5 trong 1”

“Không phải vì địa phương nhiều tiền hơn, trẻ em được tiêm vắc-xin đắt hơn. Không vì địa phương ít kinh phí mà trẻ em tiêm vắc-xin ít tiền hơn, thậm chí không được tiêm”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Trước tình trạng thiếu vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, trả lời báo chí chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện chỉ còn thiếu vắc xin “5 trong 1” phòng các bệnh, gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã thống nhất sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trên 200.000 liều vắc xin “5 trong 1” cho trẻ em.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, chỉ có riêng vắc-xin “5 trong 1” nhập khẩu, do năm 2022 tiến hành các thủ tục đấu thầu, mua sắm theo quy định nhưng không có nhà thầu tham gia nên có tình trạng thiếu từ tháng 2-2023 đến nay.

Bộ trưởng Y tế cho biết, Chính phủ đã quyết định giao Bộ Y tế để chủ động xây dựng phương án giá, gửi sang Bộ Tài chính để thẩm định sớm. Đây là căn cứ cho đặt hàng vắc-xin “5 trong 1”.

Trong thời gian triển khai và chờ mua vắc-xin theo ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế đã làm việc với các đối tác, tìm các nguồn vắc-xin đang thiếu.

Thời điểm này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Tây Thái Bình Dương, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), WHO tại Việt Nam thống nhất sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khoảng trên 200.000 liều vắc-xin “5 trong 1” cho trẻ em.

Ngoài ra, với hơn 65.000 liều vắc-xin “5 trong 1” được tài trợ trong nước sẽ bảo đảm vắc-xin để ưu tiên tiêm cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa - nơi khó tiếp cận với vắc-xin “5 trong 1” dịch vụ. Bộ Y tế đang nhanh chóng tiếp cận nguồn viện trợ này.

Người đứng đầu ngành Y tế cũng khẳng định, không có hiện tượng Bộ Y tế “đùn đẩy” trách nhiệm xuống địa phương hay căn bệnh sợ trách nhiệm lan tới Bộ Y tế. Với trách nhiệm của ngành, Bộ Y tế rất mong muốn được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này để bảo đảm tiêm chủng trên toàn quốc, bảo đảm công bằng cho phụ nữ và trẻ em.

“Không phải vì địa phương nhiều tiền hơn, trẻ em được tiêm vắc-xin đắt hơn. Không vì địa phương ít kinh phí mà trẻ em tiêm vắc-xin ít tiền hơn, thậm chí không được tiêm”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Ông Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã quyết liệt tháo gỡ những "nút thắt" về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế góp phần khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.

Từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 4 đợt với tổng số 10.572 thuốc (8.204 thuốc trong nước, 2.143 thuốc nước ngoài, 225 vắc-xin sinh phẩm) được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2024. Cấp phép cho gần 3.000 thuốc chưa có số đăng ký theo quy định của Luật Dược, hiệu lực 3-5 năm; hiện có khoảng 22.000 số đăng ký thuốc có visa lưu hành với khoảng 800 hoạt chất các loại.

Đồng thời, gia hạn hiệu lực cho trên 12.500 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến hết ngày 31/12/2024; cấp số lưu hành hơn 44.000 trang thiết bị y tế...

Bộ Y tế: Bệnh COVID-19 sẽ không còn được điều trị miễn phí

Bộ Y tế vừa thông tin về chi phí điều trị COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Tiêm chủng mở rộng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN